Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS

03:12 PM 14/09/2023 |   Lượt xem: 3533 |   In bài viết | 

Đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh

Cùng tham dự có lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và hơn 60 đại biểu là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 14 tỉnh.

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898 km2, chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên của cả nước. Toàn vùng có khoảng 14,7 triệu người chiếm 15,2% dân số cả nước, đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của 30 dân tộc như: Kinh, Thái, Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Mông, La Hủ, Hà Nhì, Giáy, Cống… trong đó dân tộc Kinh chiếm 43,8%, các dân tộc thiểu số còn lại chiếm 56,2%.

Các đồng chí chủ trì Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh

Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS

Trình bày Báo cáo tình hình dân tộc, công tác dân tộc các tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào cơ bản ổn định. Các chính sách, chương trình, dự án triển khai trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trọng tâm là các Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được các địa phương quan tâm đẩy mạnh thực hiện, phát huy hiệu quả. Nhiều hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện.

Hội nghị tiếp xúc với đồng bào các DTTS vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023. Ảnh: Quang Vinh

Cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng tích cực đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo; kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng; vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS từng bước được giải quyết; nhiều vấn đề tiêu cực xã hội được đây lùi; chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi từng bước được cải thiện, đồng bào DTTS, miền núi đã từng bước tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhiều con em người dân tộc thiểu số đã được đào tạo thành công nhân kỹ thuật, cán bộ khoa học, doanh nhân và nhà quản lý giỏi; tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định đã góp phần giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu Kết luận Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh

Cùng với đó, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội vùng DTTS và miền núi các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ cơ bản ổn định, không phát sinh các vụ việc phức tạp. Các địa phương triển khai các hoạt động nắm bắt, dự báo tình hình cơ sở, chủ động ngăn chặn, hòa giải ngay từ cơ sở những vấn đề phát sinh trong nội bộ nhân dân như: xâm canh, xâm cư; tranh chấp bãi chăn thả gia súc, đất đai, nguồn nước; mâu thuẫn dòng họ…

Theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang… chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành các tổ chức thành viên nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tổ chức các hội nghị tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là thông qua các đoàn đi thăm hỏi, động viên đồng bào các DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc và lễ hội truyền thống của các DTTS.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh trình bày báo cáo tình hình dân tộc, công tác dân tộc các tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ảnh: Quang Vinh

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vùng có đông đồng bào DTTS, các vị ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ hòa giải ở cơ sở để vận động, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đồng bào DTTS, phối hợp giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động, tạo “điểm nóng” liên quan đến yếu tố dân tộc ở địa phương, cơ sở. Định kỳ có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền.

Đề cập đến các chính sách giáo dục đối với đồng bào các DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, thời gian qua, các tỉnh trong khu vực tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách về giáo dục ở vùng DTTS như: Hỗ trợ kinh phí, gạo, trang thiết bị cho học sinh con em hộ nghèo, cận nghèo, học sinh nội trú và bán trú, chính sách với giáo viên…Một số tỉnh có cơ chế đặc thù riêng hỗ trợ cho học sinh DTTS không thuộc diện thụ hưởng chính sách chung. Đến nay, về cơ bản toàn vùng đã đạt được mục tiêu xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp của vùng thấp nhất cả nước; nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn còn thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp và quá tải, phải học 2 ca, học nhờ, học tạm. Các điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu; đồng thời, việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, hạ tầng giao thông, thông tin văn hóa, xã hội còn hạn chế; tình trạng du canh, du cư, xâm canh, xâm cư phá rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra quy mô nhỏ lẻ...

Cũng theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, những tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất, đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá một số loại nông sản không ổn định, khó tiêu thụ, trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là giá phân bón. Ở một số địa phương xảy ra mưa dông, lốc, mưa lớn, gió giật mạnh gây thiệt hại về vật chất và người. Thị trường lao động, trong đó nhiều lao động người DTTS thiếu việc làm trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế chung chậm lại, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Cũng theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, những tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất, đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá một số loại nông sản không ổn định, khó tiêu thụ, trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là giá phân bón. Ở một số địa phương xảy ra mưa dông, lốc, mưa lớn, gió giật mạnh gây thiệt hại về vật chất và người. Thị trường lao động, trong đó nhiều lao động người DTTS thiếu việc làm trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế chung chậm lại, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, một số tỉnh biên giới, miền núi vẫn diễn ra các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, nhập cảnh trái phép, trộm cắp tài sản của nhân dân. Tại một số địa phương vẫn diễn ra hoạt động tập trung khiếu kiện đông người, nội dung khiếu kiện chủ yếu liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng…

 

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Vinh

Bên cạnh đó, một số tỉnh biên giới, miền núi vẫn diễn ra các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, nhập cảnh trái phép, trộm cắp tài sản của nhân dân. Tại một số địa phương vẫn diễn ra hoạt động tập trung khiếu kiện đông người, nội dung khiếu kiện chủ yếu liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng…

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào

Từ những bất cập nêu trên, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đã nhấn mạnh tới một số nguyện vọng, kiến nghị của đồng bào DTTS gửi tới Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Theo đó, đồng bào các dân tộc đề nghị, cấp ủy, chính quyền ở các địa phương cần đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, phối hợp lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững, coi đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi Bắc Bộ.

Đồng bào các dân tộc tham dự Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh

Đồng bào các DTTS cũng kiến nghị các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, kiên quyết chấm dứt tình trạng phá rừng, hủy hoại môi trường sinh thái. Khôi phục một số tập quán tốt, "văn hóa" ứng xử với rừng của người DTTS; nghiên cứu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS đối với việc quản lý, bảo vệ rừng; giải quyết hợp lý những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa việc triển khai đồng bộ, kịp thời công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện trên địa bàn, bảo đảm đời sống người dân đến nơi ở mới tốt hơn nơi cũ. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ về nhà ở, quy hoạch dân cư vùng lũ, sạt lở theo hướng an toàn, ổn định, phát triển bền vững.

“Các cơ quan chức năng cần thực hiện công tác quản lý tốt hơn nữa để bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin cũng như cơ hội việc làm cho lao động người DTTS. Thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ tịch, giấy khai sinh... Tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nêu rõ.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng quà cho các đại biểu. Ảnh: Quang Vinh

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho các đại biểu. Ảnh: Quang Vinh

Các đồng chí Lãnh đạo tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với đồng bào DTTS. Ảnh: Quang Vinh

Ông Sìn Sủng Kha, dân tộc Hà Nhì, Người có uy tín xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Ảnh: Quang Vinh

(baodantoc.vn)