Hàng Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí tại các vùng nông thôn, miền núi

11:04 PM 18/08/2017 |   Lượt xem: 6965 |   In bài viết | 

Những sản phẩm may mặc do doanh nghiệp trong nước sản xuất đang chiếm lĩnh ưu thế ở nhiều phiên chợ tại các vùng nông thôn của tỉnh Sơn La. Ảnh: QĐ

Hà Giang là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng du lịch, có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch cả nước. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch của Hà Giang đã trở thành điều kiện quan trọng để địa phương xây dựng, hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù, và đang thu hút khách du lịch, như: bản sắc dân tộc của 19 dân tộc; hệ thống danh thắng, cảnh quan kỳ vĩ, tiêu biểu là cao nguyên đá Đồng Văn, di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì…

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Hà Giang, trong 6 tháng năm 2017, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt 468,950 lượt, trong đó khách quốc tế là hơn 85 nghìn lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 417,8 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2016. Toàn tỉnh có 216 cơ sở lưu trú. Ngoài ra, tính đến hết năm 2017, số vốn đăng ký và nguồn đã và đang đầu tư vào du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng.

Nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả điểm du lịch, xây dựng sản phẩm đặc thù; trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, hiện tỉnh Hà Giang đang có nhiều chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư đến với tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Theo đó, đến nay một số dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã cơ bản hoành thành và đi vào hoạt động tương đối hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch. Ngoài ra, hiện tỉnh Hà Giang vẫn tiếp tục mời gọi hoàn thiện một số dự án đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, như: công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; điểm du lịch Chiêu Lầu Thi, suối khoáng Thanh Hà, du lịch lòng hồ huyện Bắc Mế; khu vui chơi giải trí cao cấp thành phố Hà Giang. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch dịch vụ phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm thương mại, trung tâm giải trí chất lượng cao…

Trên cơ sở tiềm năng, hiện trạng phát triển, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 đón 1,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt 1.400 tỷ đồng và đến năm 2030 đón 3,6 triệu lượt khách du lịch, khách du lịch quốc tế đạt 1,6 triệu lượt, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu theo lộ trình đặt ra, tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng, như xây dựng các quy chế, quy định quản lý du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch mới, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động du lịch phù hợp…

Tại hội nghị, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang đã giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới, trong đó có 4 sản phẩm đặc trưng, gồm: tour Mây nắng Chiêu Lầu Thi, Vượt thác Minh Tân, Lịch sử giữa lưng trời, và Trời xanh cao nguyên. Những sản phẩm du lịch mới này được tỉnh Hà Giang kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu, xu hướng du lịch của du khách như du lịch thể thao, mạo hiểm, khám phá; tránh tình trạng lãng phí về cảnh quan danh thắng, khai thác tour theo hình thức phượt, chỉ ngắm cảnh, ăn, ngủ, nghỉ. 

 

PV