Lễ mừng thọ có nhiều nghi lễ như: Giải hạn, lấy hồn, rước đèn, qua cầu giải hạn... Để chuẩn bị cho buổi lễ, người trong gia đình phải chuẩn bị ba mâm cúng từ đêm hôm trước gồm: 1 thủ lợn, con gà sống, 1 con gà luộc chín, 1 khổ thịt lợn, 2 chai rượu gạo nếp, 5 chén rượu, 7 cây đèn, 1 giá gỗ 3 cấp tượng trưng cho đường lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng, gạo, mã, hương và không thể thiếu cuốn sách cổ.
Thông thường vào 6 giờ sáng, thầy cúng bắt đầu hành lễ. Các nghi lễ được thực hiện bởi 2 thầy cúng, thầy ngọn và thầy gốc. Thầy gốc phụ trách các nghi thức bên phía bàn thờ ông bà tổ tiên. Thầy ngọn sẽ phụ trách phía bàn thờ Ngọc Hoàng.
Thầy gốc (áo quần hoa đỏ) và thầy ngọn bắt đầu làm lễ.
Sau khi đã gọi và giao nhiệm vụ cho các quan binh, hòa mã xong thì thầy ngọn tung gạo cho 72 âm binh lên đường tìm hồn của người được mừng thọ. Sau khi nghi lễ giải hạn đã được hoàn thành thầy ngọn tiếp tục hành lễ mừng thọ và nghi thức rước đèn với ý nghĩa nâng hào quang, ánh sáng của người được mừng thọ lên, tránh xa tà ma để người mừng thọ được sống khỏe, trường thọ. Kết thúc, mọi người cùng nhau đi qua cầu giải hạn để được Ngọc Hoàng ban cho sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thầy ngọn thực hiện nghi thức chọn âm dương và tung gạo.
Thầy ngọn giao nhiệm vụ cho các quan binh hòa mã bắt hồn người được mừng thọ về.
Người được mừng thọ ngồi bên cầu giải hạn.
Nghi thức rước đèn.
Theo: Thu Loan (baotintuc.vn)