Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

02:55 PM 11/12/2017 |   Lượt xem: 4797 |   In bài viết | 

Tiết học tiếng Khmer của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Hữu Nhem

Năm học 2016-2017, tỉnh có 9/9 huyện, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học năm 2016 là 97,43%; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số học đúng tuổi cấp tiểu học năm 2017 đạt 99,83%.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết, để công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đúng tiến độ, hiệu quả, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp tích cực trong quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu không chỉ là trẻ em hoàn thành tiểu học mà còn hoàn thành đúng trong độ tuổi cấp tiểu học, bên cạnh đó, chất lượng PCGD tiểu học cũng không ngừng được nâng cao.

Năm học 2016-2017, tỉnh có 9/9 huyện, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học năm 2016 là 97,43%; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số học đúng tuổi cấp tiểu học năm 2017 đạt 99,83%.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết, để công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đúng tiến độ, hiệu quả, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp tích cực trong quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu không chỉ là trẻ em hoàn thành tiểu học mà còn hoàn thành đúng trong độ tuổi cấp tiểu học, bên cạnh đó, chất lượng PCGD tiểu học cũng không ngừng được nâng cao.

Hiện Cà Mau có 3 trường dân tộc đều có dạy tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Khmer) với thời lượng 3-4 tiết/tuần theo giáo trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, dịp hè năm 2017, tỉnh tổ chức được 22 điểm dạy và học chữ Khmer với 35 lớp học, có 750 học sinh; 1 trung tâm dạy tiếng Hoa với 7 lớp học, với 110 học viên.

(baocamau.com.vn)