Cao Bằng: Thực hiện chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS
02:14 AM 27/09/2010 | Lượt xem: 4403 In bài viết |Thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)” theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã quy hoạch xây dựng được 20 dự án ĐCĐC tập trung với 905 hộ, được bố trí trên địa bàn 7 huyện và 116 hộ có nhu cầu ĐCĐC xen ghép tại 14 cụm địa bàn. Số hộ đồng bào DTTS thuộc tiêu chí hỗ trợ của Quyết định 33 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bao gồm 9/12 huyện, thị với trên 1.000 hộ và gần 5.400 nhân khẩu du canh du cư, không có đất sản xuất và chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước.
Tính đến tháng 7/2010, toàn tỉnh đã triển khai 16 dự án ĐCĐC tập trung và 3 cụm ĐCĐC xen ghép với 57 nhà, trị giá từ 20-30 triệu đồng, với 279 nhân khẩu. Thực hiện các hạng mục công trình, tỉnh đang bồi thường giải phóng mặt bằng 5 điểm; các địa phương đã khai hoang tạo quỹ đất trên 11ha; 13 công trình đường giao thông nông thôn đến điểm ĐCĐC và đường dân sinh nội vùng được thực hiện với khối lượng hoàn thành trên 90%; 1 công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất đang xây dựng. Tổng số vốn đầu tư đạt trên 31 tỷ 600 triệu đồng.
Hà Quảng là 1 trong 9 huyện của tỉnh Cao Bằng thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS”, có 13 xã vùng cao núi đá đặc biệt khó khăn, trên 99% dân số của huyện là người DTTS, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân chưa cao. Thực hiện dự án ĐCĐC, địa phương xây dựng các hạng mục: điện, đường, trường, nhà sinh hoạt cộng đồng và xác định đối tượng không có đất sản xuất ổn định, không nơi ở ổn định, đang sinh sống tách biệt rải rác xa các điểm dân cư tập trung, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua 3 năm thực hiện chính sách, đến nay, toàn huyện có 16 gia đình được hỗ trợ nhà ở; bình quân mỗi hộ được 7.500m2 đất khai hoang. Giao thông đến điểm ĐCĐC và đường dân sinh nội vùng đã hoàn thành với chiều dài gần 4km. Ông Hoàng Văn Thuận, xã Vân An nói: Nhờ ơn Đảng và Nhà nước, giờ không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình khác ở xã vùng cao này không còn “du canh du cư” nữa mà đã “an cư lạc nghiệp”. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà 20 triệu đồng/hộ, được cấp đất ở, đất sản xuất, gia đình ông đã dựng nhà, định cư tại thôn Pác Tém từ năm 2007. Dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng gia đình ông hàng năm không phải đi tìm những nơi có đất màu mỡ và nguồn nước để trồng cấy cây lương thực nữa, mà đã yên tâm “an cư”, tập trung sản xuất nông nghiệp theo đúng mùa vụ, phát triển chăn nuôi... để tăng thu nhập cho gia đình, con cháu được cắp sách đến trường.
Ông Nông Quốc Khôi, Trưởng phòng Kế hoạch, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Tổng khối lượng các hạng mục công trình gồm giải phóng mặt bằng với diện tích trên 125ha, san gạt đất ở hơn 40ha; khai hoang tạo quỹ đất 589ha..., hỗ trợ đời sống cho người dân là 15 tỷ 315 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất trên 4 tỷ 410 triệu đồng. Với tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân ĐCĐC theo quy hoạch là 165 tỷ 389 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa đạt do nguồn vốn của Trung ương hàng năm bố trí còn thấp, giai đoạn 2008-2010 chỉ đạt gần 24%. Số hộ ĐCĐC tập trung mới đạt 1,44%, số xen ghép mới đạt 38%. Nguyên nhân là do cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư phát triển chiếm 49,3%, nguồn vốn sự nghiệp chiếm 50,7%. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các điều kiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trước thì mới có thể đưa hộ dân đến sinh sống tại các điểm ĐCĐC.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, như: Dự án ĐCĐC huy động nhiều cơ quan, ban, ngành phối hợp thực hiện, nhưng không có vốn hoạt động quản lý; khi tổ chức triển khai, cấp chính quyền cơ sở chưa thực sự đi sâu vào công tác chỉ đạo... Từ thực tế trên, một số hộ dân tại các huyện Trà Lĩnh, Thông Nông, Bảo Lạc... được dự án hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, nhưng do chưa hòa nhập phong tục, tập quán và phương thức sản xuất không đồng bộ nên đời sống chưa ổn định. Bên cạnh đó, địa điểm thực hiện di dân là thôn biên giới, cách xa trung tâm xã; công tác tuyên truyền, vận động chưa được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp chú trọng, nên tâm lý người dân vẫn còn e ngại...
Hà Quảng là 1 trong 9 huyện của tỉnh Cao Bằng thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS”, có 13 xã vùng cao núi đá đặc biệt khó khăn, trên 99% dân số của huyện là người DTTS, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân chưa cao. Thực hiện dự án ĐCĐC, địa phương xây dựng các hạng mục: điện, đường, trường, nhà sinh hoạt cộng đồng và xác định đối tượng không có đất sản xuất ổn định, không nơi ở ổn định, đang sinh sống tách biệt rải rác xa các điểm dân cư tập trung, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua 3 năm thực hiện chính sách, đến nay, toàn huyện có 16 gia đình được hỗ trợ nhà ở; bình quân mỗi hộ được 7.500m2 đất khai hoang. Giao thông đến điểm ĐCĐC và đường dân sinh nội vùng đã hoàn thành với chiều dài gần 4km. Ông Hoàng Văn Thuận, xã Vân An nói: Nhờ ơn Đảng và Nhà nước, giờ không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình khác ở xã vùng cao này không còn “du canh du cư” nữa mà đã “an cư lạc nghiệp”. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà 20 triệu đồng/hộ, được cấp đất ở, đất sản xuất, gia đình ông đã dựng nhà, định cư tại thôn Pác Tém từ năm 2007. Dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng gia đình ông hàng năm không phải đi tìm những nơi có đất màu mỡ và nguồn nước để trồng cấy cây lương thực nữa, mà đã yên tâm “an cư”, tập trung sản xuất nông nghiệp theo đúng mùa vụ, phát triển chăn nuôi... để tăng thu nhập cho gia đình, con cháu được cắp sách đến trường.
Ông Nông Quốc Khôi, Trưởng phòng Kế hoạch, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Tổng khối lượng các hạng mục công trình gồm giải phóng mặt bằng với diện tích trên 125ha, san gạt đất ở hơn 40ha; khai hoang tạo quỹ đất 589ha..., hỗ trợ đời sống cho người dân là 15 tỷ 315 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất trên 4 tỷ 410 triệu đồng. Với tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân ĐCĐC theo quy hoạch là 165 tỷ 389 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa đạt do nguồn vốn của Trung ương hàng năm bố trí còn thấp, giai đoạn 2008-2010 chỉ đạt gần 24%. Số hộ ĐCĐC tập trung mới đạt 1,44%, số xen ghép mới đạt 38%. Nguyên nhân là do cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư phát triển chiếm 49,3%, nguồn vốn sự nghiệp chiếm 50,7%. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các điều kiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trước thì mới có thể đưa hộ dân đến sinh sống tại các điểm ĐCĐC.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, như: Dự án ĐCĐC huy động nhiều cơ quan, ban, ngành phối hợp thực hiện, nhưng không có vốn hoạt động quản lý; khi tổ chức triển khai, cấp chính quyền cơ sở chưa thực sự đi sâu vào công tác chỉ đạo... Từ thực tế trên, một số hộ dân tại các huyện Trà Lĩnh, Thông Nông, Bảo Lạc... được dự án hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, nhưng do chưa hòa nhập phong tục, tập quán và phương thức sản xuất không đồng bộ nên đời sống chưa ổn định. Bên cạnh đó, địa điểm thực hiện di dân là thôn biên giới, cách xa trung tâm xã; công tác tuyên truyền, vận động chưa được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp chú trọng, nên tâm lý người dân vẫn còn e ngại...
Bằng Giang Nguồn Báo Dân tộc và Phát triển
Tin khác