Phụ nữ Phú Lương xây dựng câu lạc bộ phòng chống ma túy ở thôn, bản
08:16 AM 03/11/2010 | Lượt xem: 2699 In bài viết |Tình trạng nghiện hút ma túy và các tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy ở huyện vùng cao Phú Lương (Thái Nguyên) trong thời gian qua đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Phú Lương đã phát hiện 34 người nghiện. Điều đáng nói là, phần lớn số người nghiện chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động từ 30-40.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn liên quan đến ma túy, công tác phòng, chống ma túy ở Phú Lương đã được triển khai rộng khắp ở các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể. Theo đó, Hội Phụ nữ là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động, tuyền truyền con em, người thân của mình tích cực cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.
Bà Lê Thị Chỉ, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lương cho biết: Là thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội của huyện, hội viên Hội Phụ nữ các cấp đã rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào truyên truyền, vận động, phòng chống các tệ nạn ma túy. Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ Phú Lương đã có gần 18.000 hội viên đăng ký thực hiện “gia đình không có các thành viên phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội”, kiên quyết thực hiện cuộc vận động “4 không với ma túy”, “nói không với thuốc lá, thuốc lào”. Hội Phụ nữ Phú Lương còn phối hợp với Công an các cấp mở hàng chục lớp tuyên truyền, phổ biến luật phòng chống tội phạm ma túy, thu hút hơn 4.300 lượt người tham dự. Hội Phụ nữ Phú Lương đã chủ động tổ chức tuyên truyền cho 100% cán bộ, hội viên về ý thức cảnh giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm phát giác, tố giác tội phạm trong cộng đồng dân cư ở 247/274 xóm, bản của 16 xã, thị trấn, thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Không chỉ mở các lớp tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức cảnh giác cho các hội viên, người dân trong công tác phòng chống các tệ nạn ma túy, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp ở Phú Lương còn xây dựng, duy trì hoạt động của gần 200 câu lạc bộ tuyên truyền, phòng chống tệ nạn ma túy ở các xã, thôn, bản. Nhờ có các câu lạc bộ hoạt động tích cực, đến nay Phú Lương đã có hơn 300 tổ phụ nữ đăng ký tham gia phong trào gia đình không người nghiện, không buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và các tệ nạn xã hội. Hội đã thành lập hơn 270 tổ hòa giải, với nhiều loại hình hoạt động tích cực có hiệu quả. Duy trì 16 tổ phụ nữ thường xuyên có nhiệm vụ đi vận động các gia đình có chồng, con nghiện ma túy đi cai nghiện trên địa bàn 16 xã, thị trấn.
Hiện, Hội Phụ nữ huyện đang quản lý, giáo dục 21 đối tượng vừa trở về từ các trung tâm cai nghiện. Bằng nhiều hoạt động cụ thể, Hội Phụ nữ Phú Lương đã giúp những người “một thời lầm lỡ” nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm tự ti, quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy với sự giúp đỡ của cộng đồng, gia đình.
Điển hình như anh Hoàng Văn Tr. (27 tuổi) ở thị trấn Đu, đã từng nghiện ma túy 4 năm. Được Hội Phụ nữ thị trấn đến vận động, tuyên truyền, phân tích tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, Tr. đã dần dần hiểu ra và quyết tâm đến Trung tâm cai nghiện huyện để cai nghiện. Nhờ sự động viên, ủng hộ, chia sẻ của gia đình, các tổ chức đoàn thể trong huyện Tr. đã cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng, tích cực tham gia phát triển kinh tế, từng bước có thu nhập ổn định bằng chính sức lao động của mình...
Tuy nhiên, để tệ nạn ma túy được khống chế và ngày càng giảm thiểu về số người nghiện ma túy, ngoài sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, quan trọng vẫn là ý thức quyết tâm cai nghiện của những người nghiện ma túy.
Theo bà Lê Thị Chỉ, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Phú Lương, hiện toàn huyện có trên 300 đối tượng nghiện hút ma túy. Đây chỉ là con số có trong hồ sơ được cơ quan chức năng theo dõi, quản lý, còn con số trên thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Năm 2009 trong đợt khám chữa bệnh để xét tuyển các đối tượng đi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, huyện đã phát hiện 3/200 trường hợp có kết quả dương tính liên quan đến sử dụng các chất ma túy. Năm 2010, trong đợt khám nghĩa vụ phát hiện 10 trường hợp có kết quả dương tính với ma túy. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong công tác đấu tranh, phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Phú Lương, đã đến lúc, các ngành, các cấp phải “vào cuộc” quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để khống chế, giảm thiểu các tệ nạn ma túy.
Bà Lê Thị Chỉ, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lương cho biết: Là thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội của huyện, hội viên Hội Phụ nữ các cấp đã rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào truyên truyền, vận động, phòng chống các tệ nạn ma túy. Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ Phú Lương đã có gần 18.000 hội viên đăng ký thực hiện “gia đình không có các thành viên phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội”, kiên quyết thực hiện cuộc vận động “4 không với ma túy”, “nói không với thuốc lá, thuốc lào”. Hội Phụ nữ Phú Lương còn phối hợp với Công an các cấp mở hàng chục lớp tuyên truyền, phổ biến luật phòng chống tội phạm ma túy, thu hút hơn 4.300 lượt người tham dự. Hội Phụ nữ Phú Lương đã chủ động tổ chức tuyên truyền cho 100% cán bộ, hội viên về ý thức cảnh giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm phát giác, tố giác tội phạm trong cộng đồng dân cư ở 247/274 xóm, bản của 16 xã, thị trấn, thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Không chỉ mở các lớp tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức cảnh giác cho các hội viên, người dân trong công tác phòng chống các tệ nạn ma túy, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp ở Phú Lương còn xây dựng, duy trì hoạt động của gần 200 câu lạc bộ tuyên truyền, phòng chống tệ nạn ma túy ở các xã, thôn, bản. Nhờ có các câu lạc bộ hoạt động tích cực, đến nay Phú Lương đã có hơn 300 tổ phụ nữ đăng ký tham gia phong trào gia đình không người nghiện, không buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và các tệ nạn xã hội. Hội đã thành lập hơn 270 tổ hòa giải, với nhiều loại hình hoạt động tích cực có hiệu quả. Duy trì 16 tổ phụ nữ thường xuyên có nhiệm vụ đi vận động các gia đình có chồng, con nghiện ma túy đi cai nghiện trên địa bàn 16 xã, thị trấn.
Hiện, Hội Phụ nữ huyện đang quản lý, giáo dục 21 đối tượng vừa trở về từ các trung tâm cai nghiện. Bằng nhiều hoạt động cụ thể, Hội Phụ nữ Phú Lương đã giúp những người “một thời lầm lỡ” nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm tự ti, quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy với sự giúp đỡ của cộng đồng, gia đình.
Điển hình như anh Hoàng Văn Tr. (27 tuổi) ở thị trấn Đu, đã từng nghiện ma túy 4 năm. Được Hội Phụ nữ thị trấn đến vận động, tuyên truyền, phân tích tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, Tr. đã dần dần hiểu ra và quyết tâm đến Trung tâm cai nghiện huyện để cai nghiện. Nhờ sự động viên, ủng hộ, chia sẻ của gia đình, các tổ chức đoàn thể trong huyện Tr. đã cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng, tích cực tham gia phát triển kinh tế, từng bước có thu nhập ổn định bằng chính sức lao động của mình...
Tuy nhiên, để tệ nạn ma túy được khống chế và ngày càng giảm thiểu về số người nghiện ma túy, ngoài sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, quan trọng vẫn là ý thức quyết tâm cai nghiện của những người nghiện ma túy.
Theo bà Lê Thị Chỉ, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Phú Lương, hiện toàn huyện có trên 300 đối tượng nghiện hút ma túy. Đây chỉ là con số có trong hồ sơ được cơ quan chức năng theo dõi, quản lý, còn con số trên thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Năm 2009 trong đợt khám chữa bệnh để xét tuyển các đối tượng đi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, huyện đã phát hiện 3/200 trường hợp có kết quả dương tính liên quan đến sử dụng các chất ma túy. Năm 2010, trong đợt khám nghĩa vụ phát hiện 10 trường hợp có kết quả dương tính với ma túy. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong công tác đấu tranh, phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Phú Lương, đã đến lúc, các ngành, các cấp phải “vào cuộc” quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để khống chế, giảm thiểu các tệ nạn ma túy.
Nông Quốc Lập (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển - Số 84/2010)
Tin khác