Xã nghèo “nóng” lên vì cây sả
03:18 AM 08/11/2010 | Lượt xem: 3099 In bài viết |Những ngày này ở huyện Chiêm Hóa (TuyênQuang), hàng trăm hộ dân thuộc các xã Vinh Quang, Tân Thịnh, Tri Phú,Kim Bình… đều như ngồi trên đống lửa khi chính quyền huyện ban hànhcông văn số 1164/UBND-NLN (ngày28/9/2010) về việc xử lý dứt điểm cácdiện tích tái trồng cây sả. Căn cứ vào công văn này, chính quyền cấp xãliên tiếp ra quyết định yêu cầu phá bỏ, cưỡng chế những diện tích trồngsả-- một loại cây đem lại thu nhập đều đặn và không nhỏ cho những ngườidân nghèo nơi đây. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Mất ăn mất ngủ vì cây sả
Theo nội dung công văn số 1164/UBND-NLN nói trên thì cây sả là cây trồng không trong danh mục phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa. Việc tái trồng cây sả sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch diện tích các cây trồng nông nghiệp đã quy hoạch giai đoạn 2010-2015. Cũng theo nội dung công văn này, tất cả diện tích trồng sả trên địa bàn huyện yêu cầu các hộ dân tự hủy bỏ, nếu không sẽ bị cưỡng chế và xử lý hành chính.
Cầm tờ công văn trên tay, anh Lý Văn Vỹ, dân tộc Tày, thôn Quang Hải, xã Vinh Quang vẻ mặt căng thẳng: “Thời tiết thất thường thế này, trồng ngô, trồng sắn bấp bênh lắm, cây mía thì cả năm mới được thu hoạch. Nhà tôi có 5 miệng ăn, tiền học hằng tháng cho 3 đứa con đều trông cả vào mấy nghìn mét vuông sả này, bây giờ xã bắt phá thì cầm chắc chết đói các chú ạ!”.
Vườn sả nhà anh Vỹ nằm trên khoảnh đất có diện tích khoảng 7000 m2 thuộc quyền sở hữu của gia đình và hoàn toàn không xâm phạm đến đất lâm nghiệp. Anh cho biết, cây sả được trồng trên đất Chiêm Hóa từ hàng chục năm nay, công việc trồng sả rất đơn giản bởi cây sả có sức sống mãnh liệt như cỏ dại. Với diện tích sả hiện tại, cứ 40 ngày lại cho thu hoạch một lần với lượng tinh dầu khoảng 15kg (giá thị trường hiện tại là 230 nghìn/kg). Cây sả hiện đang mang lại nguồn thu lớn đối với những hộ nghèo như anh. Bởi vậy, sau khi có công văn số 1164 về việc xử lý dứt điểm việc tái trồng cây sả, xã đã tổ chức lập biên bản, bắt nhổ bỏ, cưỡng chế diện tích trồng sả khiến anh lo nghĩ tới mất ăn mất ngủ.
Cách nhà anh Vỹ không xa là gia đình ông Vũ Văn Lực, hiện có 5000m2 đất trồng sả. Mỗi năm, diện tích sả của ông cũng cho thu hoạch khoảng trên 20 triệu đồng. Ông Lực cho biết: “Hiệu quả kinh tế của cây sả hơn hẳn cây mía, cây ngô bởi vì cây sả không phải đầu tư chăm sóc. Hơn nữa, trồng mía, trồng ngô phụ thuộc vào thời tiết, lại hay bị sâu bệnh. Cùng một diện tích như nhau nhưng cây sả cho thu hoạch cao hơn gần gấp đôi cây mía. Trước đây, tôi đã lăn lộn làm đủ các nghề nhưng đến giờ đúc kết lại không gì cho thu nhập cao hơn cây sả”.
Trồng sả cho thu hoạch ổn định như thế nên mặc dù bị cấm nhưng vẫn có hàng trăm hộ gia đình vẫn kiên quyết “bám trụ” với cây sả. Bà Phạm Thị Lụa ở thôn Lăng Luông, xã Tân Thịnh cho hay: “Trước đây gia đình tôi làm theo chủ trương của tỉnh, của huyện, hết trồng cỏ nuôi bò lại tới trồng mía nhưng giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy thua lỗ. Trồng cỏ nuôi bò thì bò chết, trồng mía thì nhà máy đường không thu mua, nợ ngân hàng mấy chục triệu rồi vẫn chưa trả được. Bây giờ cả nhà tôi chỉ trông vào mấy nghìn m2 sả này thôi, nếu xã cho dân quân cưỡng chế thì tôi biết trông vào đâu để sống”.
Quá đau xót trước diện tích xả vừa mới gây dựng lại được nay sắp phải nhổ bỏ, bà Lụa cùng nhiều hộ dân đã đi khắp từ huyện đến tỉnh, xuống cả văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng để hỏi cho ra nhẽ: Tại sao huyện lại cấm dân trồng cây sả?
Không cấm nhưng vẫn phải... nhổ bỏ!
Ngày 15/10/2010, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa về vấn đề này. Cùng tham gia buổi làm việc có các ông Vi Văn An, Chủ tịch xã Vinh Quang và ông Hà Vĩnh Úy, Chủ tịch xã Tân Thịnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Tại sao huyện lại cấm bà con nông dân trồng cây sả?”, ông Hạnh khẳng định: “Cây sả cũng như các loại cây lúa, ngô, mía... đều bình đẳng như nhau. Cây sả không có tội tình gì và huyện không cấm trồng cây sả”.
Vậy tại sao chính quyền lại tổ chức cưỡng chế, bắt người dân phải nhổ bỏ những diện tích trồng sả? (PV hỏi).
Theo ông Hạnh từ năm 2003, do cây sả không có đầu ra, nhiều hộ dân còn trồng sả trên đất lâm nghiệp, khiến rừng bị tàn phá nặng nề, làm xấu đất. Bên cạnh đó, vì thấy cây sả quá dễ trồng, cho thu nhập nhanh tạo tâm lý ỷ lại, không chịu thay đổi tập quán canh tác của người dân. Trước thực trạng trên, huyện đã tìm được một số cây trồng phù hợp để thay thế cây sả như cây mía, cây đậu tương, cây keo... cho người dân phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ rừng.
Vì sả là loại cây trồng không nằm trong danh mục phát triển sản xuất trên địa bàn, việc tái trồng cây sả sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch diện tích các cây trồng khác đã quy hoạch giai đoạn 2010-2015. Do đó, dù huyện không cấm nhưng vẫn phải... nhổ bỏ. Chủ trương của huyện là vận động dân tự nhổ bỏ chứ không cưỡng chế.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như ghi nhận của chúng tôi, chính quyền cấp xã đã quá “sốt sắng” trong xử lý các diện tích tái trồng cây sả. Cụ thể, chính quyền xã Tân Thịnh đã chủ động lập sẵn biên bản xử lý, chỉ chờ các hộ dân... ký vào là xong. Những trường hợp không ký nhận nhổ bỏ, xã thông báo sẽ cho dân quân cưỡng chế vào ngày 15/10 vừa qua (ngay sau buổi làm việc giữa các cấp chính quyền huyện với phóng viên, hiện tại việc cưỡng chế đã tạm thời dừng lại).
Liệu đã thấu tình đạt lý?
Theo như lời ông Nguyễn Đức Hạnh, việc trồng cây sả dẫn đến tình trạng phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp nhưng hiện tại tất cả các diện tích sả của bà con đều không xâm phạm tới đất rừng. Thay vào đó, tình trạng người dân tự ý phát rừng trồng ngô đang là vấn đề nóng bỏng trên địa bàn.
Cũng theo ông Hạnh, việc trồng cây sả sẽ làm xấu đất, không loại cây gì mọc được. Nhưng, hiện tại trên các khoảnh vườn của nhiều hộ gia đình, cây sả vẫn chung sống “hòa bình” với các loại cây khác như cây ngô, cây sơn (gia đình anh Lèng Văn Quân ở thôn 5 xã Tân Thịnh hiện đang trồng xen canh cây sả với một số loại cây khác trên diện tích vườn 1500m2 không ảnh hưởng gì)...
Cần phải nhìn nhận rằng, đa phần bà con nông dân tái trồng cây sả là các hộ dân nghèo, thậm chí... rất nghèo. Người dân sẵn sàng trồng các loại cây theo kế hoạch của tỉnh, của huyện như cây mía, cây keo... Nhưng cây mía thì cả năm mới cho thu nhập, còn cây keo thì phải mất đến 10 năm. Cây ngô, cây sắn cũng không phải là cây ngắn ngày, thu hoạch lại bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết. Vì vậy, việc vườn sả cho thu hoạch đều đặn hằng tháng là cứu cánh của họ, không thể đổ lỗi việc trồng sả tạo tâm lý ỷ lại, không chịu thay đổi tập quán canh tác như đã nói ở trên. Nếu cái ăn hằng ngày còn chưa đủ thì nói gì đến việc thực hiện kế hoạch 5 năm hay 10 năm.
Bên cạnh đó, nếu trồng sả không có đầu ra thì tại sao khi người dân trồng tư thương vẫn tới thu mua (Công ty Dược liệu Trung ương I cũng đặt hàng), thậm chí đặt hàng với số lượng lớn. Phải chăng chính quyền cấp xã, cấp huyện đều không hay biết?
Điều cuối cùng, đó là việc xử lý có phần nóng vội, thiếu mềm mỏng của chính quyền cấp xã đã tạo nên tâm lý căng thẳng, bức xúc của tất cả các hộ dân. Việc khiếu kiện vượt cấp đã xảy ra và nếu như cưỡng chế, rất có thể sẽ xảy ra xô sát, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo chia rẽ giữa người dân với chính quyền.
Với những lý do trên, thiết nghĩ, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang nên có sự suy xét kỹ lưỡng để điều chỉnh hợp lý nhằm đem lại lợi ích chính đáng, thiết thực cho người dân vùng sả huyện Chiêm Hóa.
Theo nội dung công văn số 1164/UBND-NLN nói trên thì cây sả là cây trồng không trong danh mục phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa. Việc tái trồng cây sả sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch diện tích các cây trồng nông nghiệp đã quy hoạch giai đoạn 2010-2015. Cũng theo nội dung công văn này, tất cả diện tích trồng sả trên địa bàn huyện yêu cầu các hộ dân tự hủy bỏ, nếu không sẽ bị cưỡng chế và xử lý hành chính.
Cầm tờ công văn trên tay, anh Lý Văn Vỹ, dân tộc Tày, thôn Quang Hải, xã Vinh Quang vẻ mặt căng thẳng: “Thời tiết thất thường thế này, trồng ngô, trồng sắn bấp bênh lắm, cây mía thì cả năm mới được thu hoạch. Nhà tôi có 5 miệng ăn, tiền học hằng tháng cho 3 đứa con đều trông cả vào mấy nghìn mét vuông sả này, bây giờ xã bắt phá thì cầm chắc chết đói các chú ạ!”.
Vườn sả nhà anh Vỹ nằm trên khoảnh đất có diện tích khoảng 7000 m2 thuộc quyền sở hữu của gia đình và hoàn toàn không xâm phạm đến đất lâm nghiệp. Anh cho biết, cây sả được trồng trên đất Chiêm Hóa từ hàng chục năm nay, công việc trồng sả rất đơn giản bởi cây sả có sức sống mãnh liệt như cỏ dại. Với diện tích sả hiện tại, cứ 40 ngày lại cho thu hoạch một lần với lượng tinh dầu khoảng 15kg (giá thị trường hiện tại là 230 nghìn/kg). Cây sả hiện đang mang lại nguồn thu lớn đối với những hộ nghèo như anh. Bởi vậy, sau khi có công văn số 1164 về việc xử lý dứt điểm việc tái trồng cây sả, xã đã tổ chức lập biên bản, bắt nhổ bỏ, cưỡng chế diện tích trồng sả khiến anh lo nghĩ tới mất ăn mất ngủ.
Cách nhà anh Vỹ không xa là gia đình ông Vũ Văn Lực, hiện có 5000m2 đất trồng sả. Mỗi năm, diện tích sả của ông cũng cho thu hoạch khoảng trên 20 triệu đồng. Ông Lực cho biết: “Hiệu quả kinh tế của cây sả hơn hẳn cây mía, cây ngô bởi vì cây sả không phải đầu tư chăm sóc. Hơn nữa, trồng mía, trồng ngô phụ thuộc vào thời tiết, lại hay bị sâu bệnh. Cùng một diện tích như nhau nhưng cây sả cho thu hoạch cao hơn gần gấp đôi cây mía. Trước đây, tôi đã lăn lộn làm đủ các nghề nhưng đến giờ đúc kết lại không gì cho thu nhập cao hơn cây sả”.
Trồng sả cho thu hoạch ổn định như thế nên mặc dù bị cấm nhưng vẫn có hàng trăm hộ gia đình vẫn kiên quyết “bám trụ” với cây sả. Bà Phạm Thị Lụa ở thôn Lăng Luông, xã Tân Thịnh cho hay: “Trước đây gia đình tôi làm theo chủ trương của tỉnh, của huyện, hết trồng cỏ nuôi bò lại tới trồng mía nhưng giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy thua lỗ. Trồng cỏ nuôi bò thì bò chết, trồng mía thì nhà máy đường không thu mua, nợ ngân hàng mấy chục triệu rồi vẫn chưa trả được. Bây giờ cả nhà tôi chỉ trông vào mấy nghìn m2 sả này thôi, nếu xã cho dân quân cưỡng chế thì tôi biết trông vào đâu để sống”.
Quá đau xót trước diện tích xả vừa mới gây dựng lại được nay sắp phải nhổ bỏ, bà Lụa cùng nhiều hộ dân đã đi khắp từ huyện đến tỉnh, xuống cả văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng để hỏi cho ra nhẽ: Tại sao huyện lại cấm dân trồng cây sả?
Không cấm nhưng vẫn phải... nhổ bỏ!
Ngày 15/10/2010, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa về vấn đề này. Cùng tham gia buổi làm việc có các ông Vi Văn An, Chủ tịch xã Vinh Quang và ông Hà Vĩnh Úy, Chủ tịch xã Tân Thịnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Tại sao huyện lại cấm bà con nông dân trồng cây sả?”, ông Hạnh khẳng định: “Cây sả cũng như các loại cây lúa, ngô, mía... đều bình đẳng như nhau. Cây sả không có tội tình gì và huyện không cấm trồng cây sả”.
Vậy tại sao chính quyền lại tổ chức cưỡng chế, bắt người dân phải nhổ bỏ những diện tích trồng sả? (PV hỏi).
Theo ông Hạnh từ năm 2003, do cây sả không có đầu ra, nhiều hộ dân còn trồng sả trên đất lâm nghiệp, khiến rừng bị tàn phá nặng nề, làm xấu đất. Bên cạnh đó, vì thấy cây sả quá dễ trồng, cho thu nhập nhanh tạo tâm lý ỷ lại, không chịu thay đổi tập quán canh tác của người dân. Trước thực trạng trên, huyện đã tìm được một số cây trồng phù hợp để thay thế cây sả như cây mía, cây đậu tương, cây keo... cho người dân phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ rừng.
Vì sả là loại cây trồng không nằm trong danh mục phát triển sản xuất trên địa bàn, việc tái trồng cây sả sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch diện tích các cây trồng khác đã quy hoạch giai đoạn 2010-2015. Do đó, dù huyện không cấm nhưng vẫn phải... nhổ bỏ. Chủ trương của huyện là vận động dân tự nhổ bỏ chứ không cưỡng chế.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như ghi nhận của chúng tôi, chính quyền cấp xã đã quá “sốt sắng” trong xử lý các diện tích tái trồng cây sả. Cụ thể, chính quyền xã Tân Thịnh đã chủ động lập sẵn biên bản xử lý, chỉ chờ các hộ dân... ký vào là xong. Những trường hợp không ký nhận nhổ bỏ, xã thông báo sẽ cho dân quân cưỡng chế vào ngày 15/10 vừa qua (ngay sau buổi làm việc giữa các cấp chính quyền huyện với phóng viên, hiện tại việc cưỡng chế đã tạm thời dừng lại).
Liệu đã thấu tình đạt lý?
Theo như lời ông Nguyễn Đức Hạnh, việc trồng cây sả dẫn đến tình trạng phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp nhưng hiện tại tất cả các diện tích sả của bà con đều không xâm phạm tới đất rừng. Thay vào đó, tình trạng người dân tự ý phát rừng trồng ngô đang là vấn đề nóng bỏng trên địa bàn.
Cũng theo ông Hạnh, việc trồng cây sả sẽ làm xấu đất, không loại cây gì mọc được. Nhưng, hiện tại trên các khoảnh vườn của nhiều hộ gia đình, cây sả vẫn chung sống “hòa bình” với các loại cây khác như cây ngô, cây sơn (gia đình anh Lèng Văn Quân ở thôn 5 xã Tân Thịnh hiện đang trồng xen canh cây sả với một số loại cây khác trên diện tích vườn 1500m2 không ảnh hưởng gì)...
Cần phải nhìn nhận rằng, đa phần bà con nông dân tái trồng cây sả là các hộ dân nghèo, thậm chí... rất nghèo. Người dân sẵn sàng trồng các loại cây theo kế hoạch của tỉnh, của huyện như cây mía, cây keo... Nhưng cây mía thì cả năm mới cho thu nhập, còn cây keo thì phải mất đến 10 năm. Cây ngô, cây sắn cũng không phải là cây ngắn ngày, thu hoạch lại bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết. Vì vậy, việc vườn sả cho thu hoạch đều đặn hằng tháng là cứu cánh của họ, không thể đổ lỗi việc trồng sả tạo tâm lý ỷ lại, không chịu thay đổi tập quán canh tác như đã nói ở trên. Nếu cái ăn hằng ngày còn chưa đủ thì nói gì đến việc thực hiện kế hoạch 5 năm hay 10 năm.
Bên cạnh đó, nếu trồng sả không có đầu ra thì tại sao khi người dân trồng tư thương vẫn tới thu mua (Công ty Dược liệu Trung ương I cũng đặt hàng), thậm chí đặt hàng với số lượng lớn. Phải chăng chính quyền cấp xã, cấp huyện đều không hay biết?
Điều cuối cùng, đó là việc xử lý có phần nóng vội, thiếu mềm mỏng của chính quyền cấp xã đã tạo nên tâm lý căng thẳng, bức xúc của tất cả các hộ dân. Việc khiếu kiện vượt cấp đã xảy ra và nếu như cưỡng chế, rất có thể sẽ xảy ra xô sát, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo chia rẽ giữa người dân với chính quyền.
Với những lý do trên, thiết nghĩ, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang nên có sự suy xét kỹ lưỡng để điều chỉnh hợp lý nhằm đem lại lợi ích chính đáng, thiết thực cho người dân vùng sả huyện Chiêm Hóa.
Mạnh Hà (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển - Số 86/2010)
Tin khác