Đẩy lùi đói nghèo giữ yên biên giới
09:51 AM 18/01/2011 | Lượt xem: 2379 In bài viết |Xác định xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định đời sống của đồng bào dân tộc, giữ yên biên giới, Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) đã không ngừng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Xây dựng bản làng ngày một văn minh, ấm no là mục tiêu hàng đầu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Xã Sín Thầu nằm ở ngã ba biên giới với hơn 18km đường biên giới giáp với nước bạn Lào và gần 17km đường biên giáp với Trung Quốc. Dân số của xã hơn 1.100 người, trên 90% là dân tộc Hà Nhì sinh sống tại 6 bản.
Những năm về trước Sín Thầu chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, nên cái đói, cái nghèo luôn đeo đẳng người dân từ năm này qua năm khác. Song những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sín Thầu tập trung phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua các giải pháp phù hợp, cụ thể.
Để giúp dân thoát nghèo, Đảng uỷ, UBND xã tiến hành kiện toàn ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, phân công đảng viên phụ trách từng bản, rà soát nguyên nhân đói, nghèo của từng hộ. Qua điều tra, phần lớn hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, do đó, các kênh huy động vốn cho hộ nghèo được xã tích cực khai thác. Thông qua các chương trình cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các tổ chức đoàn thể trong xã thực hiện cho vay uỷ thác, giải ngân hàng trăm triệu đồng giúp người dân nghèo vùng đặc biệt khó khăn có vốn làm kinh tế hộ. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức, học hỏi kỹ thuật canh tác về truyền đạt cho bà con.
Ông Pờ Dần Sinh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: Chính quyền xã Sín Thầu vận động nhân dân cải tạo các chân ruộng ven suối để trồng lúa nước. Đồng thời khai hoang thêm được hàng chục ruộng lúa nước, phục hóa một số diện tích nương để trồng hoa màu.
Vụ mùa năm 2010, đồng bào các dân tộc xã Sín Thầu mạnh dạn đưa các giống lúa chất lượng cao: IR64, TH1 và bắc thơm vào gieo cấy trên diện tích hơn 140ha, thay thế dần các giống lúa kém chất lượng và giống địa phương. Đầu tư phân bón để nâng cao năng suất cây trồng. Chính quyền xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nông dân thâm canh cây lương thực và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, từng bước áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Do vậy, năng suất lúa vụ mùa ở Sín Thầu năm 2010 đạt gần 40 tạ/ha, cao hơn vụ trước gần 2 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt gần 500 tấn, nâng bình quân lương thực đầu người đạt 436 kg/người/năm. Bên cạnh đầu tư thâm canh cây lúa nước, nông dân còn tận dụng các bãi bồi ven suối trồng trên 119ha ngô, sắn, lạc và đậu tương làm thức ăn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để vươn lên thoát nghèo. Tổng đàn trâu, bò, toàn xã đạt gần 1.300 con; đàn gia cầm đạt hơn 1.000 con. Toàn xã có 7 mô hình trang trại vừa và nhỏ sản xuất theo mô hình kinh tế VACR cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm.
Để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc địa phương, Sín Thầu tranh thủ nguồn vốn đầu tư xóa nhà tạm cho 150 hộ nghèo, giúp nhân dân ổn định nhà ở, yên tâm lao động, sản xuất. Đảng bộ và nhân dân xã luôn có kế hoạch, định hướng cụ thể để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nên đến nay diện mạo nông thôn của xã Sín Thầu đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 70% năm 2005 xuống còn 34% (tính đến tháng 9/2010). Tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%/năm, kinh tế hộ gia đình ổn định, nông dân trong xã có điều kiện cho con cái đến trường học chữ và mua sắm tiện nghi, thiết bị phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Những năm về trước Sín Thầu chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, nên cái đói, cái nghèo luôn đeo đẳng người dân từ năm này qua năm khác. Song những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sín Thầu tập trung phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua các giải pháp phù hợp, cụ thể.
Để giúp dân thoát nghèo, Đảng uỷ, UBND xã tiến hành kiện toàn ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, phân công đảng viên phụ trách từng bản, rà soát nguyên nhân đói, nghèo của từng hộ. Qua điều tra, phần lớn hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, do đó, các kênh huy động vốn cho hộ nghèo được xã tích cực khai thác. Thông qua các chương trình cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các tổ chức đoàn thể trong xã thực hiện cho vay uỷ thác, giải ngân hàng trăm triệu đồng giúp người dân nghèo vùng đặc biệt khó khăn có vốn làm kinh tế hộ. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức, học hỏi kỹ thuật canh tác về truyền đạt cho bà con.
Ông Pờ Dần Sinh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: Chính quyền xã Sín Thầu vận động nhân dân cải tạo các chân ruộng ven suối để trồng lúa nước. Đồng thời khai hoang thêm được hàng chục ruộng lúa nước, phục hóa một số diện tích nương để trồng hoa màu.
Vụ mùa năm 2010, đồng bào các dân tộc xã Sín Thầu mạnh dạn đưa các giống lúa chất lượng cao: IR64, TH1 và bắc thơm vào gieo cấy trên diện tích hơn 140ha, thay thế dần các giống lúa kém chất lượng và giống địa phương. Đầu tư phân bón để nâng cao năng suất cây trồng. Chính quyền xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nông dân thâm canh cây lương thực và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, từng bước áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Do vậy, năng suất lúa vụ mùa ở Sín Thầu năm 2010 đạt gần 40 tạ/ha, cao hơn vụ trước gần 2 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt gần 500 tấn, nâng bình quân lương thực đầu người đạt 436 kg/người/năm. Bên cạnh đầu tư thâm canh cây lúa nước, nông dân còn tận dụng các bãi bồi ven suối trồng trên 119ha ngô, sắn, lạc và đậu tương làm thức ăn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để vươn lên thoát nghèo. Tổng đàn trâu, bò, toàn xã đạt gần 1.300 con; đàn gia cầm đạt hơn 1.000 con. Toàn xã có 7 mô hình trang trại vừa và nhỏ sản xuất theo mô hình kinh tế VACR cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm.
Để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc địa phương, Sín Thầu tranh thủ nguồn vốn đầu tư xóa nhà tạm cho 150 hộ nghèo, giúp nhân dân ổn định nhà ở, yên tâm lao động, sản xuất. Đảng bộ và nhân dân xã luôn có kế hoạch, định hướng cụ thể để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nên đến nay diện mạo nông thôn của xã Sín Thầu đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 70% năm 2005 xuống còn 34% (tính đến tháng 9/2010). Tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%/năm, kinh tế hộ gia đình ổn định, nông dân trong xã có điều kiện cho con cái đến trường học chữ và mua sắm tiện nghi, thiết bị phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Minh Phúc (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển)
Tin khác