Mường Bi, vùng đất cổ của người Mường- Hòa Bình, nay là huyện Tân Lạc có 23 xã, thị trấn. Mỗi xã, trị trấn lại có những món ăn riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Trong dịp Lễ Khai Hạ Mường Bi (vào đầu tháng Giêng âm lịch), chúng tôi đã có cơ hội được thưởng thức hàng trăm món ăn của người Mương Bi, Hòa Bình như: món cá đồ, rau trộn, rau đồ, phu mọc hấp... Mỗi món ăn lại có những cách làm, chế biến khác nhau, đem đến những hương vị độc đáo. Hầu hết các món ăn Mường không chế biến cầu kỳ, có một số món ăn độc đáo, gia vị được sử dụng khá phong phú như: các loại cỏ có dầu thơm trên rừng (hạt dổi, quả tiêu rừng, lá nồm...). Khẩu vị phổ biến của người Mường là thích vị chua và đắng, không thích vị ngọt trong chế biến thức ăn.
Một trong những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Mường Bi là văn hóa rượu cần (tiếng Mường Bi gọi là rão toong). Rượu cần đã trở thành thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình người Mường khi có khách đến chơi nhà, trong mỗi dịp tổ chức đám cưới, đám tang, vui chơi, hội hè... Đây là loại rượu được làm từ gạo nếp mới, ủ với men lá, một loại men lá độc đáo được làm từ vỏ cây mun, củ riềng, củ gừng, ớt giã, lá ổi. Những nguyên liệu này được trộn với nhau, tạo nên mùi thơm ngọt, cay cay của rượu.
Cũng giống như tất cả các vùng người Mường khác, người Mường Bi thích ăn các món hấp, vì vậy mà bất kì gia đình nào cũng đều sắm một bộ dụng cụ chuyên dùng để chế biến các món ăn. Bà Bùi Thị Khuê, người Mường ở xóm Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc, Hoà Bình) cho biết: Đó là cái “cuốp” được làm từ thân cây đã khoét rỗng bên trong (giống hình một chiếc thùng đựng nước), phía dưới đáy “cuốp” được đục bởi một lỗ rộng chừng 15cm, sau đó người ta đặt vỉ bằng tre đan để cho thức ăn khỏi rơi xuống khi đồ. Sau khi đã cho thức ăn vào “cuốp”, người nấu đặt “cuốp” lên miệng viếng để làm chín thức ăn bằng hơi (giống như người Kinh dùng để hấp cách thủy). Theo quan niệm của người Mường Bi, cái “viếng” (chiếc nồi đáy) không chỉ đơn thuần là dụng cụ để đồ, hấp thức ăn mà trong tín ngưỡng của người Mường “viếng” còn liên quan đến sự may mắn, sức khỏe của cả gia đình. Thường những người đàn ông trong gia đình đảm trách việc chọn mua “viếng”.
Ông Đinh Công Tĩnh, ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa cho biết: “Xã chúng tôi có món phu mọc hấp, món ăn được chế biến từ loại một loài động vật có tên là phu (con phu giống con nòng nọc- PV) được bắt trên rừng. Sau khi làm sạch con phu, bà con đập trứng gà vào nồi sau đó thả phu vào, phu sẽ ngoi lên tạo thành những chấm trông đẹp mắt. Trước đây, món ăn thường được người dân chế biến để dâng cho các chúa đất thời phong kiến bởi đây là món ăn đem lại cho con người sự thông minh, cường tráng...”.
Người Mường Bi, có những phong tục kiêng cữ rất kỹ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở. Người Mường Bi không cho trẻ ăn mề gà vì đồng bào quan niệm ăn vào sẽ tối dạ, học dốt; không ăn phao câu gà, vịt, kiêng ăn thóc nổ bỏng vì làm thế, vía của cây lúa sẽ bị cháy và vụ lúa sau sẽ mất mùa...
Những món ăn dân dã, đơn giản của người Mường Bi nơi đây đã tạo nên những giá trị đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của vùng miền núi Tây Bắc. Không những vậy, văn hóa ẩm thực của người Mường còn biểu hiện cho dấu ấn nông nghiệp lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, chăn nuôi gắn kết cộng đồng. Vì vậy, văn hóa ẩm thực của người Mường cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.
Một trong những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Mường Bi là văn hóa rượu cần (tiếng Mường Bi gọi là rão toong). Rượu cần đã trở thành thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình người Mường khi có khách đến chơi nhà, trong mỗi dịp tổ chức đám cưới, đám tang, vui chơi, hội hè... Đây là loại rượu được làm từ gạo nếp mới, ủ với men lá, một loại men lá độc đáo được làm từ vỏ cây mun, củ riềng, củ gừng, ớt giã, lá ổi. Những nguyên liệu này được trộn với nhau, tạo nên mùi thơm ngọt, cay cay của rượu.
Cũng giống như tất cả các vùng người Mường khác, người Mường Bi thích ăn các món hấp, vì vậy mà bất kì gia đình nào cũng đều sắm một bộ dụng cụ chuyên dùng để chế biến các món ăn. Bà Bùi Thị Khuê, người Mường ở xóm Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc, Hoà Bình) cho biết: Đó là cái “cuốp” được làm từ thân cây đã khoét rỗng bên trong (giống hình một chiếc thùng đựng nước), phía dưới đáy “cuốp” được đục bởi một lỗ rộng chừng 15cm, sau đó người ta đặt vỉ bằng tre đan để cho thức ăn khỏi rơi xuống khi đồ. Sau khi đã cho thức ăn vào “cuốp”, người nấu đặt “cuốp” lên miệng viếng để làm chín thức ăn bằng hơi (giống như người Kinh dùng để hấp cách thủy). Theo quan niệm của người Mường Bi, cái “viếng” (chiếc nồi đáy) không chỉ đơn thuần là dụng cụ để đồ, hấp thức ăn mà trong tín ngưỡng của người Mường “viếng” còn liên quan đến sự may mắn, sức khỏe của cả gia đình. Thường những người đàn ông trong gia đình đảm trách việc chọn mua “viếng”.
Ông Đinh Công Tĩnh, ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa cho biết: “Xã chúng tôi có món phu mọc hấp, món ăn được chế biến từ loại một loài động vật có tên là phu (con phu giống con nòng nọc- PV) được bắt trên rừng. Sau khi làm sạch con phu, bà con đập trứng gà vào nồi sau đó thả phu vào, phu sẽ ngoi lên tạo thành những chấm trông đẹp mắt. Trước đây, món ăn thường được người dân chế biến để dâng cho các chúa đất thời phong kiến bởi đây là món ăn đem lại cho con người sự thông minh, cường tráng...”.
Người Mường Bi, có những phong tục kiêng cữ rất kỹ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở. Người Mường Bi không cho trẻ ăn mề gà vì đồng bào quan niệm ăn vào sẽ tối dạ, học dốt; không ăn phao câu gà, vịt, kiêng ăn thóc nổ bỏng vì làm thế, vía của cây lúa sẽ bị cháy và vụ lúa sau sẽ mất mùa...
Những món ăn dân dã, đơn giản của người Mường Bi nơi đây đã tạo nên những giá trị đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của vùng miền núi Tây Bắc. Không những vậy, văn hóa ẩm thực của người Mường còn biểu hiện cho dấu ấn nông nghiệp lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, chăn nuôi gắn kết cộng đồng. Vì vậy, văn hóa ẩm thực của người Mường cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.
Hoàng Diệu (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển) [TT: H.T.N]
Tin khác