Nâng cao chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên
03:43 AM 14/03/2011 | Lượt xem: 2456 In bài viết |Những năm gần đây với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.
Vùng Tây Nguyên gồm năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông và Lâm Ðồng và 28 huyện miền núi thuộc các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Phước. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, mạng lưới trường học từ mầm non đến trung học phổ thông của vùng phát triển đều khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Ðến năm 2010, toàn vùng có 1.124 trường mầm non và 2.760 trường phổ thông. Mạng lưới trường học được phát triển, phủ khắp các xã phường; các điểm trường lẻ được xây dựng tại các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đáp ứng khoảng cách hợp lý để học sinh đến trường. Ðáng chú ý, vùng Tây Nguyên đã có 54 trường phổ thông dân tộc nội trú và nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu tăng tỷ lệ huy động, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, nhất là việc học tập của học sinh ở các xã vùng dân cư thưa, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Không chỉ ở lĩnh vực mầm non và phổ thông mà giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học cũng từng bước được chú trọng. Số cơ sở dạy nghề của năm tỉnh Tây Nguyên đến nay tăng gấp hai lần so năm 2005 với các nhóm ngành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng. Vùng cũng đã hình thành được mạng lưới các trường đại học, cao đẳng bước đầu giải quyết nhu cầu đào tạo nguồn lực tại chỗ, không chỉ có ý nghĩa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn củng cố quốc phòng - an ninh.
Cùng với hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học ngày càng được tăng cường, đội ngũ giáo viên, giảng viên vùng Tây Nguyên từng bước được bổ sung đủ cả về số lượng và chất lượng cơ cấu hợp lý. Từ chỗ thiếu giáo viên gay gắt ở một số địa bàn, trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các tỉnh vùng Tây Nguyên đều xây dựng đề án thực hiện, dành các ưu tiên cho phát triển đội ngũ này. Tính đến năm 2010, đội ngũ giáo viên của toàn vùng có: 14.246 giáo viên mầm non (số đạt chuẩn đào tạo trở lên là 93,9%), 34.930 giáo viên tiểu học (trong đó, 99,13% giáo viên đạt và vượt chuẩn), 28.172 giáo viên THCS (đạt và vượt chuẩn là 99,1%), 12.716 giáo viên THPT (số đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,5%). Ðối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, đến năm 2010 toàn vùng có 757 giáo viên, trong đó có 86 thạc sĩ (11%); giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn vùng có 1.398 người, trong đó có 13 phó giáo sư và 66 tiến sĩ (5,8%), 657 thạc sĩ (47%)... góp phần tạo bước chuyển quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong vùng.
Ðáng chú ý, trong các hoạt động dạy và học ở đây, công tác nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được chú trọng. Hằng năm, các Sở Giáo dục và Ðào tạo các tỉnh kịp thời xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt phù hợp điều kiện tự nhiên, nhưng vẫn bảo đảm thời lượng học như các vùng miền khác; công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp đặc điểm học sinh; thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, bồi dưỡng thường xuyên, hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đã tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa nâng cao dần chất lượng giáo dục thường xuyên được chú trọng. Vì vậy, chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng Tây Nguyên không ngừng được nâng cao. Ðến năm học 2010-2011, tỷ lệ huy động trẻ sáu tuổi vào lớp một toàn vùng đạt 94,2%; tất cả các tỉnh trong vùng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hệ thống trường THCS, THPT phần lớn là công lập, trong đó có 100% học sinh THCS và THPT được học ngoại ngữ; 100% số học sinh THPT được học tin học đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các địa phương. Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư, tăng nhanh (tăng bình quân 32%/năm).
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở vùng Tây Nguyên vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đến năm 2015, toàn vùng huy động trẻ em năm tuổi đến lớp mẫu giáo đạt tỷ lệ 95% trở lên, 99% trẻ sáu tuổi vào lớp một; toàn vùng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt tỷ lệ 150 sinh viên/mười nghìn dân, tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số đạt 20%... cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành và chính các địa phương. Trong đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cùng các địa phương cần đa dạng hóa các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và tổ chức quần chúng xã hội cùng chung sức nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Hoàn thiện mạng lưới trường học, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu huy động học sinh trong độ tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đạt và vượt chuẩn đào tạo, hợp lý về cơ cấu, trong đó, ưu tiên chỉ tiêu đào tạo để chuẩn hóa và đủ về số lượng giáo viên giáo dục an ninh - quốc phòng, giáo viên dạy tiếng dân tộc. Các cơ sở giáo dục tập trung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp nhóm đối tượng học sinh, đặc biệt đối với học sinh dân tộc; thực hiện các giải pháp quản lý giáo dục mang tính đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðẩy mạnh tổ chức dạy học hai buổi/ngày ở mầm non, tiểu học, THCS và mở rộng sang THPT ở những nơi có điều kiện đồng thời tăng cường dạy tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số, tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng. Trong đào tạo cần đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo TCCN và đánh giá kết quả học sinh gắn với chuẩn nghề nghiệp. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp, thuận lợi; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên vươn lên.
Cùng với hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học ngày càng được tăng cường, đội ngũ giáo viên, giảng viên vùng Tây Nguyên từng bước được bổ sung đủ cả về số lượng và chất lượng cơ cấu hợp lý. Từ chỗ thiếu giáo viên gay gắt ở một số địa bàn, trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các tỉnh vùng Tây Nguyên đều xây dựng đề án thực hiện, dành các ưu tiên cho phát triển đội ngũ này. Tính đến năm 2010, đội ngũ giáo viên của toàn vùng có: 14.246 giáo viên mầm non (số đạt chuẩn đào tạo trở lên là 93,9%), 34.930 giáo viên tiểu học (trong đó, 99,13% giáo viên đạt và vượt chuẩn), 28.172 giáo viên THCS (đạt và vượt chuẩn là 99,1%), 12.716 giáo viên THPT (số đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,5%). Ðối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, đến năm 2010 toàn vùng có 757 giáo viên, trong đó có 86 thạc sĩ (11%); giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn vùng có 1.398 người, trong đó có 13 phó giáo sư và 66 tiến sĩ (5,8%), 657 thạc sĩ (47%)... góp phần tạo bước chuyển quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong vùng.
Ðáng chú ý, trong các hoạt động dạy và học ở đây, công tác nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được chú trọng. Hằng năm, các Sở Giáo dục và Ðào tạo các tỉnh kịp thời xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt phù hợp điều kiện tự nhiên, nhưng vẫn bảo đảm thời lượng học như các vùng miền khác; công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp đặc điểm học sinh; thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, bồi dưỡng thường xuyên, hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đã tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa nâng cao dần chất lượng giáo dục thường xuyên được chú trọng. Vì vậy, chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng Tây Nguyên không ngừng được nâng cao. Ðến năm học 2010-2011, tỷ lệ huy động trẻ sáu tuổi vào lớp một toàn vùng đạt 94,2%; tất cả các tỉnh trong vùng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hệ thống trường THCS, THPT phần lớn là công lập, trong đó có 100% học sinh THCS và THPT được học ngoại ngữ; 100% số học sinh THPT được học tin học đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các địa phương. Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư, tăng nhanh (tăng bình quân 32%/năm).
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở vùng Tây Nguyên vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đến năm 2015, toàn vùng huy động trẻ em năm tuổi đến lớp mẫu giáo đạt tỷ lệ 95% trở lên, 99% trẻ sáu tuổi vào lớp một; toàn vùng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt tỷ lệ 150 sinh viên/mười nghìn dân, tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số đạt 20%... cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành và chính các địa phương. Trong đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cùng các địa phương cần đa dạng hóa các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và tổ chức quần chúng xã hội cùng chung sức nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Hoàn thiện mạng lưới trường học, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu huy động học sinh trong độ tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đạt và vượt chuẩn đào tạo, hợp lý về cơ cấu, trong đó, ưu tiên chỉ tiêu đào tạo để chuẩn hóa và đủ về số lượng giáo viên giáo dục an ninh - quốc phòng, giáo viên dạy tiếng dân tộc. Các cơ sở giáo dục tập trung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp nhóm đối tượng học sinh, đặc biệt đối với học sinh dân tộc; thực hiện các giải pháp quản lý giáo dục mang tính đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðẩy mạnh tổ chức dạy học hai buổi/ngày ở mầm non, tiểu học, THCS và mở rộng sang THPT ở những nơi có điều kiện đồng thời tăng cường dạy tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số, tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng. Trong đào tạo cần đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo TCCN và đánh giá kết quả học sinh gắn với chuẩn nghề nghiệp. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp, thuận lợi; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên vươn lên.
Theo Mạnh Xuân (Báo Nhân dân điện tử)
Tin khác