Lễ hội được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 36 ngày chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
Khai mạc lễ hội, ông Lữ Ngọc Cư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk nêu bật thành tựu của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hiện nay, tỉnh đã phát triển 182.300 ha cà phê với sản lượng đạt trên 400.000 tấn/năm, chiếm 40% sản lượng cà phê cả nước.
Sản phẩm cà phê của Đắk Lắk được xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch đạt 600 triệu USD/năm. Từ lâu, sản phẩm cà phê Đắk Lắk vốn nổi tiếng thơm ngon được thế giới biết đến với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Phát biểu tại lễ hội, đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao về thành tích phát triển cà phê của các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của cây cà phê trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nông dân. Đồng chí nhấn mạnh trước mắt và lâu dài, các địa phương phải hướng tới sản xuất cà phê bền vững, trong đó, chú ý các khâu từ đầu tư chăm sóc, đến thu hái và chế biến nhằm nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế, tăng giá trị xuất khẩu.
Trước đó, ngày 10 và 11/3, trong chương trình của Lễ hội cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội đường phố với chủ đề “Hội tụ cảm xúc” đã diễn ra gồm các tiết mục múa lân, diễu hành voi, giao lưu văn hóa cồng chiêng…
Hội chợ, triển lãm chuyên ngành càphê với quy mô 600 gian hàng giới thiệu các sản phẩm càphê nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài.
Nằm trong khuôn khổ lễ hội, trong các ngày 13 và 14/3 còn có một số hoạt động quan trọng khác như hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột bền vững,” các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, trong đó nổi bật là chương trình “Duyên dáng Việt Nam 24” với chủ đề “Huyền thoại cà phê,” chương trình Văn hóa ẩm thực-du lịch cà phê./.
Khai mạc lễ hội, ông Lữ Ngọc Cư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk nêu bật thành tựu của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hiện nay, tỉnh đã phát triển 182.300 ha cà phê với sản lượng đạt trên 400.000 tấn/năm, chiếm 40% sản lượng cà phê cả nước.
Sản phẩm cà phê của Đắk Lắk được xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch đạt 600 triệu USD/năm. Từ lâu, sản phẩm cà phê Đắk Lắk vốn nổi tiếng thơm ngon được thế giới biết đến với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Phát biểu tại lễ hội, đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao về thành tích phát triển cà phê của các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của cây cà phê trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nông dân. Đồng chí nhấn mạnh trước mắt và lâu dài, các địa phương phải hướng tới sản xuất cà phê bền vững, trong đó, chú ý các khâu từ đầu tư chăm sóc, đến thu hái và chế biến nhằm nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế, tăng giá trị xuất khẩu.
Trước đó, ngày 10 và 11/3, trong chương trình của Lễ hội cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội đường phố với chủ đề “Hội tụ cảm xúc” đã diễn ra gồm các tiết mục múa lân, diễu hành voi, giao lưu văn hóa cồng chiêng…
Hội chợ, triển lãm chuyên ngành càphê với quy mô 600 gian hàng giới thiệu các sản phẩm càphê nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài.
Nằm trong khuôn khổ lễ hội, trong các ngày 13 và 14/3 còn có một số hoạt động quan trọng khác như hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột bền vững,” các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, trong đó nổi bật là chương trình “Duyên dáng Việt Nam 24” với chủ đề “Huyền thoại cà phê,” chương trình Văn hóa ẩm thực-du lịch cà phê./.
Theo Vietnam++
Tin khác