Trường PTDTNT Sốp Cộp: Mái ấm của học sinh dân tộc thiểu số.
09:44 AM 17/03/2011 | Lượt xem: 3062 In bài viết |
Trường PTDTNT Sốp Cộp được thành lập từ năm 2004, hiện nay trường đang có gần 300 em học sinh, chia thành 8 lớp, với 4 khối học từ lớp 6 đến lớp 9. Phần lớn là học sinh đến từ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên các em rất mặc cảm, tự ti, rụt rè trong giao tiếp. Do đó, các thầy cô giáo trong trường đã phải chủ động gần gũi, chia sẻ, động viên để các em xóa đi những mặc cảm tự ti về bản thân, hướng dẫn các em thay đổi thói quen sinh hoạt từ những việc nhỏ nhất, như: cách ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giao tiếp; bồi dưỡng kèm cặp những em học sinh yếu kém... tạo môi trường thân thiện, học sinh tích cực học tập.
Theo đó, hằng năm tình trạng học sinh bỏ học của trường đã giảm từ 5% xuống còn 2%, số học sinh giỏi ngày một tăng từ 3% lên 5% trong năm học vừa qua; số học sinh yếu kém đã giảm từ 30% xuống chỉ còn 3%. Năm học 2009- 2010, tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp năm 2009 – 2010 đã đạt 100%, trong đó, có hơn 50% các em ra trường tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, còn lại quay về địa phương tham gia phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội.
Bên cạnh việc dạy và học, Nhà trường khuyến khích các em việc tăng gia sản xuất không chỉ giúp cải thiện bữa ăn cho các em học sinh, mà còn xây dựng cho các em có được tình yêu với lao động, biết trân trọng sản phẩm do đôi bàn tay mình làm ra.
Đặc biệt, Nhà trường còn tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em bằng việc tổ chức nhiều cuộc thi: thi tìm hiểu về phong tục tập quán của các dân tộc; liên hoan văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc... tổ chức bóng đá, bóng chuyền, cầu lông; tổ chức cho học sinh sưu tầm văn hoá dân gian địa phương; khuyến khích học sinh nói tiếng dân tộc mình và duy trì các ngày lễ, tết truyền thống, quy định mặc trang phục dân tộc 2 ngày/tuần. Qua đó, giúp các em hiểu, yêu quí và có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo tồn, phát triển những bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Em Thào A Đại, dân tộc Mông, học sinh lớp 8B, là học sinh giỏi nhiều năm liền, cho biết: Từ việc hoạt động văn hóa, văn nghệ do nhà trường tổ chức, em đã biết thổi khèn của dân tộc mình, biết múa sạp của dân tộc Thái, biết làm còn của đồng bào Tày, Nùng... Mong ước của em là sau này sẽ trở thành thầy giáo để dạy học cho các em nhỏ ở xã.
Thầy Lò Bun Núi, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong những năm tiếp theo, Nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học quyết tâm đào tạo giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội.
Theo đó, hằng năm tình trạng học sinh bỏ học của trường đã giảm từ 5% xuống còn 2%, số học sinh giỏi ngày một tăng từ 3% lên 5% trong năm học vừa qua; số học sinh yếu kém đã giảm từ 30% xuống chỉ còn 3%. Năm học 2009- 2010, tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp năm 2009 – 2010 đã đạt 100%, trong đó, có hơn 50% các em ra trường tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, còn lại quay về địa phương tham gia phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội.
Bên cạnh việc dạy và học, Nhà trường khuyến khích các em việc tăng gia sản xuất không chỉ giúp cải thiện bữa ăn cho các em học sinh, mà còn xây dựng cho các em có được tình yêu với lao động, biết trân trọng sản phẩm do đôi bàn tay mình làm ra.
Đặc biệt, Nhà trường còn tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em bằng việc tổ chức nhiều cuộc thi: thi tìm hiểu về phong tục tập quán của các dân tộc; liên hoan văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc... tổ chức bóng đá, bóng chuyền, cầu lông; tổ chức cho học sinh sưu tầm văn hoá dân gian địa phương; khuyến khích học sinh nói tiếng dân tộc mình và duy trì các ngày lễ, tết truyền thống, quy định mặc trang phục dân tộc 2 ngày/tuần. Qua đó, giúp các em hiểu, yêu quí và có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo tồn, phát triển những bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Em Thào A Đại, dân tộc Mông, học sinh lớp 8B, là học sinh giỏi nhiều năm liền, cho biết: Từ việc hoạt động văn hóa, văn nghệ do nhà trường tổ chức, em đã biết thổi khèn của dân tộc mình, biết múa sạp của dân tộc Thái, biết làm còn của đồng bào Tày, Nùng... Mong ước của em là sau này sẽ trở thành thầy giáo để dạy học cho các em nhỏ ở xã.
Thầy Lò Bun Núi, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong những năm tiếp theo, Nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học quyết tâm đào tạo giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội.
Hoàng Diệu (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển)
Tin khác