Chuyện hiến đất xây trường của những nông dân Khmer
04:13 AM 14/07/2011 | Lượt xem: 1966 In bài viết |
Những năm qua, ở nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều ngôi trường khang trang được xây dựng xong, đưa vào sử dụng, tạo nên một diện mạo mới cho ngành Giáo dục các tỉnh này. Điều đáng nói, nhiều trong số những ngôi trường đó được xây dựng trên những mảnh đất do người nông dân Khmer hiến tặng…
Tại xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), một ngôi trường THCS khang trang được xây dựng xong cách đây mấy năm trên phần đất 5.000m2 do gia đình anh Lý Minh Nấu hiến tặng. Khi anh lập gia đình, được cha mẹ cho 3 công đất trồng hoa màu. Với đức tính cần cù chịu khó, sau một thời gian, vợ chồng anh Nấu mua thêm được trên 10.000m2 đất trồng mía. Vào thời điểm những năm 2004-2005, ngành Giáo dục dự kiến đầu tư xây dựng một trường THCS đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa thực hiện được do chưa có mặt bằng.
Biết chuyện, anh Nấu bàn với vợ và quyết định hiến 5.000m2 đất đang trồng mía của gia đình cho nhà trường. Quyết định của vợ chồng anh Nấu khiến nhiều người ngạc nhiên bởi hoàn cảnh của gia đình anh cũng chưa khấm khá, con cái còn nhỏ, tài sản trong nhà chẳng có gì đáng kể. Trong khi đó, phần đất 5.000m2 đó nếu bán ra thị trường cũng được trên 100 triệu đồng, một khoản tiền mà anh Nấu cho rằng chưa bao giờ anh có trong tay. Nhưng, "Vì sự học của con em người dân ở địa phương cũng như của con cháu mình nên tôi không đắn đo gì, miễn sao có trường cho các cháu học chữ là vui rồi" - anh Lý Minh Nấu tâm sự…
Còn anh Trần Rinh (ấp Tú Điềm, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) lại có tâm sự riêng: Ấp Tú Điềm là địa phương có rất đông học sinh người Khmer. Tại địa phương có trường tiểu học, nhưng muốn học lên THCS phải đi sang trung tâm xã (cách nhà khoảng 5km) để học. Đường sá xa xôi, lại phải qua kênh với những cây cầu khỉ chênh vênh…
Trước thực trạng đó, ngành Giáo dục quyết định xây dựng trường THCS tại ấp này nhưng chưa có đất. Vì vậy, anh Trần Rinh quyết định hiến phần đất có diện tích 3.000m2 của gia đình mình để xây dựng trường học. Phần đất này vuông vức, gần đường đi, rất thuận tiện cho các em đi học hằng ngày. Sau khi ngành Giáo dục xây dựng xong trường, niềm vui của anh Trần Rinh là được thấy các cháu học sinh người dân tộc Khmer mình đi học gần nhà, không có cháu nào phải bỏ học vì đi học xa như trước.
Cũng tại huyện Trần Đề còn có gia đình ông Sơn Ninh (ở ấp Bưng Sa, xã Viên An) hiến 1.000m2 đất cho Nhà nước xây trường học cho học sinh ở địa phương. Ông Sơn Ninh nguyên là giáo viên đã nghỉ hưu, hiện ở với người con gái út Sơn Thị Keo trong căn nhà nhỏ xa đường cái, nằm khiêm tốn ở ấp Bưng Sa, xã Viên An. Hầu hết người trong gia đình ông đều là nhà giáo, cuộc sống không phải là khấm khá, ruộng chỉ đắp đổi đủ lúa ăn, nhưng vì sự học của con cháu, gia đình, ông vẫn hiến 1.000m2 đất mặt tiền để xây dựng 4 phòng học cho các cháu học sinh ở địa phương.
Năm học 2009 - 2010, nhiều người dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) rất phấn khởi khi ngành Giáo dục huyện chính thức đưa vào sử dụng Trường THCS Dân tộc nội trú của huyện. Ngôi trường khang trang với quy mô một dãy phòng học 10 phòng, 2 dãy nhà khu hành chính 6 phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh đầy đủ, phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh với kinh phí khoảng 16 tỉ đồng. Có được niềm vui đó, nhiều người dân ở địa phương nhắc nhiều đến gia đình anh Kiên Thương (ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, Kế Sách, Sóc Trăng), người đã hiến và nhượng lại 10.000m2 đất đang trồng cây ăn trái của gia đình mình để xây trường học…
Cuộc sống thoát cảnh vất vả, vợ chồng anh quan tâm đến việc học hành cho con cái cũng như của xóm ấp. Khi huyện Kế Sách được ngành Giáo dục tỉnh đầu tư xây dựng mới Trường THCS Dân tộc nội trú nhưng không có đủ diện tích đất như thiết kế, anh Kiên Thương đã hiến 5.000m2 đất và nhượng thêm 5.000m2 với giá 22.000đ/m2. Theo thời giá lúc đó ở địa phương, khu đất của anh với vườn cây ăn trái đặc sản có giá trên 1 tỉ đồng.
Thầy Thạch Sô Si Phan, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kế Sách, cho biết: "Những năm qua, nhiều người dân ở huyện Kế Sách đã hiến hàng chục ngàn mét vuông đất xây trường học, trong đó có rất nhiều hộ có hoàn cảnh gia đình chưa phải là khá giả lắm, nhiều hộ là người Khmer. Ngành chúng tôi ghi ơn những người đã hiến đất xây trường, góp phần giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất của ngành Giáo dục, tạo điều kiện cho con em được đến trường học tốt hơn. Nói thật, nếu không có những người như anh Kiên Thương hiến đất, ngân sách ngành Giáo dục khó mà kham nổi chuyện mua đất xây trường".
Ở huyện ven biển Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng cũng xuất hiện nhiều tấm gương hiến đất xây dựng trường học của người nông dân Khmer. Đó là gia đình ông Tăng Thiết ở ấp Hòa Khởi, xã Hòa Đông đã tình nguyện hiến thửa đất 4.000m2 gần nhà cho Nhà nước xây dựng một điểm của Trường Tiểu học Hòa Đông 3. Việc làm của ông Tăng Thiết đã được chính quyền địa phương và người dân trong vùng rất phấn khởi.
Cũng như ông Tăng Thiết, nhiều tổ chức ở huyện Vĩnh Châu cũng đã chung tay cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là sự đóng góp của các vị sư và nhà chùa.
Trường Tiểu học Vĩnh Châu 4 mới được đưa vào sử dụng năm học 2008 cũng chính từ sự tự nguyện hiến 3.000m2 đất cho Nhà nước xây dựng trường của chùa Giồng Dú, thị trấn Vĩnh Châu. Cũng như chùa Giồng Dú, các chùa khác như chùa Tần Dù (xã Lạc Hòa), chùa WáthPich (xã Vĩnh Tân), chùa Xung Thum (xã Lai Hòa)... tuy còn khó khăn nhưng đã có nhiều tấm lòng chia sẻ trong sự nghiệp trồng người, đã hiến nhiều diện tích đất để xây dựng trường học, nhiều ngôi trường mới khang trang đã và sẽ được xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, phục vụ con em bà con dân tộc nghèo có thêm điều kiện đến trường, đó cũng là tâm niệm, tấm lòng của các cá nhân và tập thể, hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Đầu tháng 7/2011, về huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), chúng tôi được ông Nguyễn Thành Ân - Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Ở huyện này, mấy năm qua người dân đã hiến hơn 36.000m2 đất, đứng đầu toàn tỉnh, trong đó có nhiều hộ đồng bào Khmer, dù điều kiện kinh tế của bà con còn khó khăn.
Cụ thể, ở xã Tân Mỹ là một xã nghèo của huyện Trà Ôn có đông đồng bào Khmer sinh sống nên tình trạng học sinh bỏ học ở đây là nỗi băn khoăn của địa phương, ông Thạch Thư đã quyết định hiến gần 2.000m2, tài sản duy nhất của gia đình, để xây dựng Trường Tiểu học Tân Mỹ B. Cuộc sống tuy có phần chật vật hơn, nhưng ông Thạch Thư rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa và cố gắng nuôi 2 con ăn học đàng hoàng.
Được biết, trước đây, Trường Tiểu học Tân Mỹ B cất bằng lá trên nền đất tạm nên khi có địa điểm cố định, trường đã được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố. Cũng tại xã Tân Mỹ, Trường Mẫu giáo ấp Trà Mòn được xây dựng trên diện tích đất 300m2 do gia đình bà Thạch Thị Thia, nguyên là Phó Chủ tịch HĐND xã hiến tặng dù gia đình bà vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hiến đất xây trường là một nghĩa cử cao đẹp, nhất là đối với đồng bào Khmer, dù đời sống kinh tế của họ vốn còn khó khăn, nhiều gia đình còn thuộc diện nghèo. Nhưng với bà con, ước muốn lớn lao là được góp phần vào sự nghiệp giáo dục, vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn…
Tại xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), một ngôi trường THCS khang trang được xây dựng xong cách đây mấy năm trên phần đất 5.000m2 do gia đình anh Lý Minh Nấu hiến tặng. Khi anh lập gia đình, được cha mẹ cho 3 công đất trồng hoa màu. Với đức tính cần cù chịu khó, sau một thời gian, vợ chồng anh Nấu mua thêm được trên 10.000m2 đất trồng mía. Vào thời điểm những năm 2004-2005, ngành Giáo dục dự kiến đầu tư xây dựng một trường THCS đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa thực hiện được do chưa có mặt bằng.
Biết chuyện, anh Nấu bàn với vợ và quyết định hiến 5.000m2 đất đang trồng mía của gia đình cho nhà trường. Quyết định của vợ chồng anh Nấu khiến nhiều người ngạc nhiên bởi hoàn cảnh của gia đình anh cũng chưa khấm khá, con cái còn nhỏ, tài sản trong nhà chẳng có gì đáng kể. Trong khi đó, phần đất 5.000m2 đó nếu bán ra thị trường cũng được trên 100 triệu đồng, một khoản tiền mà anh Nấu cho rằng chưa bao giờ anh có trong tay. Nhưng, "Vì sự học của con em người dân ở địa phương cũng như của con cháu mình nên tôi không đắn đo gì, miễn sao có trường cho các cháu học chữ là vui rồi" - anh Lý Minh Nấu tâm sự…
Còn anh Trần Rinh (ấp Tú Điềm, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) lại có tâm sự riêng: Ấp Tú Điềm là địa phương có rất đông học sinh người Khmer. Tại địa phương có trường tiểu học, nhưng muốn học lên THCS phải đi sang trung tâm xã (cách nhà khoảng 5km) để học. Đường sá xa xôi, lại phải qua kênh với những cây cầu khỉ chênh vênh…
Trước thực trạng đó, ngành Giáo dục quyết định xây dựng trường THCS tại ấp này nhưng chưa có đất. Vì vậy, anh Trần Rinh quyết định hiến phần đất có diện tích 3.000m2 của gia đình mình để xây dựng trường học. Phần đất này vuông vức, gần đường đi, rất thuận tiện cho các em đi học hằng ngày. Sau khi ngành Giáo dục xây dựng xong trường, niềm vui của anh Trần Rinh là được thấy các cháu học sinh người dân tộc Khmer mình đi học gần nhà, không có cháu nào phải bỏ học vì đi học xa như trước.
Cũng tại huyện Trần Đề còn có gia đình ông Sơn Ninh (ở ấp Bưng Sa, xã Viên An) hiến 1.000m2 đất cho Nhà nước xây trường học cho học sinh ở địa phương. Ông Sơn Ninh nguyên là giáo viên đã nghỉ hưu, hiện ở với người con gái út Sơn Thị Keo trong căn nhà nhỏ xa đường cái, nằm khiêm tốn ở ấp Bưng Sa, xã Viên An. Hầu hết người trong gia đình ông đều là nhà giáo, cuộc sống không phải là khấm khá, ruộng chỉ đắp đổi đủ lúa ăn, nhưng vì sự học của con cháu, gia đình, ông vẫn hiến 1.000m2 đất mặt tiền để xây dựng 4 phòng học cho các cháu học sinh ở địa phương.
Năm học 2009 - 2010, nhiều người dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) rất phấn khởi khi ngành Giáo dục huyện chính thức đưa vào sử dụng Trường THCS Dân tộc nội trú của huyện. Ngôi trường khang trang với quy mô một dãy phòng học 10 phòng, 2 dãy nhà khu hành chính 6 phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh đầy đủ, phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh với kinh phí khoảng 16 tỉ đồng. Có được niềm vui đó, nhiều người dân ở địa phương nhắc nhiều đến gia đình anh Kiên Thương (ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, Kế Sách, Sóc Trăng), người đã hiến và nhượng lại 10.000m2 đất đang trồng cây ăn trái của gia đình mình để xây trường học…
Cuộc sống thoát cảnh vất vả, vợ chồng anh quan tâm đến việc học hành cho con cái cũng như của xóm ấp. Khi huyện Kế Sách được ngành Giáo dục tỉnh đầu tư xây dựng mới Trường THCS Dân tộc nội trú nhưng không có đủ diện tích đất như thiết kế, anh Kiên Thương đã hiến 5.000m2 đất và nhượng thêm 5.000m2 với giá 22.000đ/m2. Theo thời giá lúc đó ở địa phương, khu đất của anh với vườn cây ăn trái đặc sản có giá trên 1 tỉ đồng.
Thầy Thạch Sô Si Phan, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kế Sách, cho biết: "Những năm qua, nhiều người dân ở huyện Kế Sách đã hiến hàng chục ngàn mét vuông đất xây trường học, trong đó có rất nhiều hộ có hoàn cảnh gia đình chưa phải là khá giả lắm, nhiều hộ là người Khmer. Ngành chúng tôi ghi ơn những người đã hiến đất xây trường, góp phần giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất của ngành Giáo dục, tạo điều kiện cho con em được đến trường học tốt hơn. Nói thật, nếu không có những người như anh Kiên Thương hiến đất, ngân sách ngành Giáo dục khó mà kham nổi chuyện mua đất xây trường".
Ở huyện ven biển Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng cũng xuất hiện nhiều tấm gương hiến đất xây dựng trường học của người nông dân Khmer. Đó là gia đình ông Tăng Thiết ở ấp Hòa Khởi, xã Hòa Đông đã tình nguyện hiến thửa đất 4.000m2 gần nhà cho Nhà nước xây dựng một điểm của Trường Tiểu học Hòa Đông 3. Việc làm của ông Tăng Thiết đã được chính quyền địa phương và người dân trong vùng rất phấn khởi.
Cũng như ông Tăng Thiết, nhiều tổ chức ở huyện Vĩnh Châu cũng đã chung tay cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là sự đóng góp của các vị sư và nhà chùa.
Trường Tiểu học Vĩnh Châu 4 mới được đưa vào sử dụng năm học 2008 cũng chính từ sự tự nguyện hiến 3.000m2 đất cho Nhà nước xây dựng trường của chùa Giồng Dú, thị trấn Vĩnh Châu. Cũng như chùa Giồng Dú, các chùa khác như chùa Tần Dù (xã Lạc Hòa), chùa WáthPich (xã Vĩnh Tân), chùa Xung Thum (xã Lai Hòa)... tuy còn khó khăn nhưng đã có nhiều tấm lòng chia sẻ trong sự nghiệp trồng người, đã hiến nhiều diện tích đất để xây dựng trường học, nhiều ngôi trường mới khang trang đã và sẽ được xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, phục vụ con em bà con dân tộc nghèo có thêm điều kiện đến trường, đó cũng là tâm niệm, tấm lòng của các cá nhân và tập thể, hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Đầu tháng 7/2011, về huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), chúng tôi được ông Nguyễn Thành Ân - Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Ở huyện này, mấy năm qua người dân đã hiến hơn 36.000m2 đất, đứng đầu toàn tỉnh, trong đó có nhiều hộ đồng bào Khmer, dù điều kiện kinh tế của bà con còn khó khăn.
Cụ thể, ở xã Tân Mỹ là một xã nghèo của huyện Trà Ôn có đông đồng bào Khmer sinh sống nên tình trạng học sinh bỏ học ở đây là nỗi băn khoăn của địa phương, ông Thạch Thư đã quyết định hiến gần 2.000m2, tài sản duy nhất của gia đình, để xây dựng Trường Tiểu học Tân Mỹ B. Cuộc sống tuy có phần chật vật hơn, nhưng ông Thạch Thư rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa và cố gắng nuôi 2 con ăn học đàng hoàng.
Được biết, trước đây, Trường Tiểu học Tân Mỹ B cất bằng lá trên nền đất tạm nên khi có địa điểm cố định, trường đã được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố. Cũng tại xã Tân Mỹ, Trường Mẫu giáo ấp Trà Mòn được xây dựng trên diện tích đất 300m2 do gia đình bà Thạch Thị Thia, nguyên là Phó Chủ tịch HĐND xã hiến tặng dù gia đình bà vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hiến đất xây trường là một nghĩa cử cao đẹp, nhất là đối với đồng bào Khmer, dù đời sống kinh tế của họ vốn còn khó khăn, nhiều gia đình còn thuộc diện nghèo. Nhưng với bà con, ước muốn lớn lao là được góp phần vào sự nghiệp giáo dục, vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn…
Văn Đức - C.Xuân (Nguồn: cand.com.vn)
Tin khác