Theo nhiều đánh giá của các hãng lữ hành quốc tế và báo chí nước ngoài, ruộng bậc thang của vùng cao Tây Bắc Việt Nam xứng đáng đứng ở vị trí hàng đầu về vẻ đẹp cảnh quan và kỳ công lao động của con người. Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ và những nghệ sĩ nhiếp ảnh say mê sáng tác trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang và họ liên tưởng, so sánh ruộng bậc thang Tây Bắc mùa lúa chín như những bậc thang vàng "bắc lên tận trời xanh".
Vẻ đẹp huyền ảo của những bậc thang vàng giữa mầu xanh núi rừng hôm nay gần như đã trở thành một thương hiệu, một sản phẩm du lịch được giới thiệu trong các chương trình du lịch lôi cuốn du khách lên Tây Bắc. Nhưng để có được tuyệt tác này phải kể đến mồ hôi, công sức lao động của biết bao thế hệ người dân nơi đây, bằng sự cần mẫn của mình đã kiến tạo nên một hệ thống hàng nghìn ha ruộng bậc thang trên đồi, núi. Do đặc điểm vùng cao khiến người dân phải khai phá đất trồng lúa trên các triền đồi, dốc núi và phải đắp bờ mới giữ được nước. Đây là hình thức canh tác hiệu quả đã được đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc nước ta áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trải qua thời gian, tất cả các tỉnh vùng cao Tây Bắc đều có hệ thống ruộng bậc thang với những vẻ đẹp đa dạng và được nhiều du khách biết đến như ruộng bậc thang ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Ý Tý (Lào Cai), ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải (Yên Bái), rồi các thửa ruộng bậc thang trải dài dốc núi quanh co ở Lai Châu, Điện Biên, v.v. Mới đây nhất, bạn đọc Tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là một trong bảy ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Bài viết trên Travel and Leisure mô tả: "Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc thang leo lên bầu trời của những thửa ruộng bậc thang, SaPa đã trở thành một trong những điểm thu hút du khách của Việt Nam". Còn trước đó, năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta cũng đã xếp hạng công nhận hệ thống ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở La Pán Tẩn và Chế Cu Nha ở Mù Căng Chải (Yên Bái) là Di tích quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo.
Lên Tây Bắc chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang phải đi vào mùa thu, bởi đây cũng là mùa lúa chín và là mùa nhộn nhịp du khách với thời tiết thuận lợi. Những con đường uốn lượn qua dốc, đèo trập trùng mở ra trước mắt du khách những khám phá mới mẻ về thiên nhiên, giúp họ thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt đẹp của núi rừng và bạt ngàn những bậc thang lúa chín. Nhìn từ xa, các thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại như những dải lụa vàng quấn quanh triền núi xanh hoặc xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, thấp thoáng trong mây trắng phủ mờ, nối tiếp nhau, óng ánh trong nắng thu tuyệt đẹp.
Cùng với vẻ đẹp cảnh quan của những tràn ruộng bậc thang, du khách còn được tìm hiểu đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong cảnh gặt hái với gương mặt bừng sáng của người nông dân vùng cao về một ngày mùa ấm no, tham gia cùng họ trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng sôi động và đậm đà bản sắc.
Vẻ đẹp huyền ảo của những bậc thang vàng giữa mầu xanh núi rừng hôm nay gần như đã trở thành một thương hiệu, một sản phẩm du lịch được giới thiệu trong các chương trình du lịch lôi cuốn du khách lên Tây Bắc. Nhưng để có được tuyệt tác này phải kể đến mồ hôi, công sức lao động của biết bao thế hệ người dân nơi đây, bằng sự cần mẫn của mình đã kiến tạo nên một hệ thống hàng nghìn ha ruộng bậc thang trên đồi, núi. Do đặc điểm vùng cao khiến người dân phải khai phá đất trồng lúa trên các triền đồi, dốc núi và phải đắp bờ mới giữ được nước. Đây là hình thức canh tác hiệu quả đã được đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc nước ta áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trải qua thời gian, tất cả các tỉnh vùng cao Tây Bắc đều có hệ thống ruộng bậc thang với những vẻ đẹp đa dạng và được nhiều du khách biết đến như ruộng bậc thang ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Ý Tý (Lào Cai), ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải (Yên Bái), rồi các thửa ruộng bậc thang trải dài dốc núi quanh co ở Lai Châu, Điện Biên, v.v. Mới đây nhất, bạn đọc Tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là một trong bảy ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Bài viết trên Travel and Leisure mô tả: "Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc thang leo lên bầu trời của những thửa ruộng bậc thang, SaPa đã trở thành một trong những điểm thu hút du khách của Việt Nam". Còn trước đó, năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta cũng đã xếp hạng công nhận hệ thống ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở La Pán Tẩn và Chế Cu Nha ở Mù Căng Chải (Yên Bái) là Di tích quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo.
Lên Tây Bắc chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang phải đi vào mùa thu, bởi đây cũng là mùa lúa chín và là mùa nhộn nhịp du khách với thời tiết thuận lợi. Những con đường uốn lượn qua dốc, đèo trập trùng mở ra trước mắt du khách những khám phá mới mẻ về thiên nhiên, giúp họ thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt đẹp của núi rừng và bạt ngàn những bậc thang lúa chín. Nhìn từ xa, các thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại như những dải lụa vàng quấn quanh triền núi xanh hoặc xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, thấp thoáng trong mây trắng phủ mờ, nối tiếp nhau, óng ánh trong nắng thu tuyệt đẹp.
Cùng với vẻ đẹp cảnh quan của những tràn ruộng bậc thang, du khách còn được tìm hiểu đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong cảnh gặt hái với gương mặt bừng sáng của người nông dân vùng cao về một ngày mùa ấm no, tham gia cùng họ trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng sôi động và đậm đà bản sắc.
Theo www.nhandan.org.vn
Tin khác