Đại sứ Mỹ: 'Biển Đông là mối quan tâm lớn'
09:11 AM 16/09/2011 | Lượt xem: 2070 In bài viết |"Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp", tân đại sứ Mỹ David Shear nêu quan điểm.
Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress chiều 14/9 của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B Shear.
- Xin chào mừng ngài đến Việt Nam, xin hỏi ấn tượng mạnh mẽ nhất của ngài khi đến công tác tại đất nước chúng tôi? (Thu Mai, 24 tuổi, Hà Nội)
- Tôi muốn quay trở lại năm 2007 khi tôi cùng vợ con tới Việt Nam với tư cách là khách du lịch. Khi đó, chúng tôi đã ở khu phố cổ Hà Nội, đi Hạ Long - Hải Phòng, Đà Nẵng - Hội An. Chúng tôi rất ấn tượng về sự nhiệt tình, hiếu khách của người Việt Nam, về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Lúc đầu, chúng tôi hơi sợ về giao thông nhưng sau đó đã quen.
Gia đình chúng tôi cũng rất thích ẩm thực, đặc biệt là đồ ăn Việt Nam. Do đó, chúng tôi quyết định sẽ trở lại Việt Nam một ngày gần nhất. Tôi rất vui khi trở thành đại sứ ở Việt Nam. Đây là thời kỳ rất thú vị của Việt Nam. Nếu các bạn đã xem video chào mừng tôi đến Việt Nam, chắc các bạn cũng biết sự phấn khởi của tôi khi tới nước các bạn. Cách đây ít hôm, tôi có đi máy bay tới Đà Nẵng. Có người ngồi cạnh tôi và hỏi: "Ông là đại sứ Mỹ mới tại Việt Nam. Tôi đã xem video của ông". Tôi rất vui vì điều đó.
- Chào mừng ngài tới Việt Nam. Gia đình ngài phản ứng như thế nào khi biết ngài sẽ tới Việt Nam công tác? (Hoàng Anh, 27 tuổi, Hà Nội)
- Gia đình tôi rất phấn khởi. Bản thân tôi thấy mình có vinh dự đặc biệt khi được chọn làm đại sứ và cá nhân tôi cũng cảm thấy rất vui khi làm việc tại đây. Có lẽ tôi chưa nói điều này trước công chúng bao giờ. Trong gia đình tôi có một người họ hàng gốc Việt. Họ rất vui khi biết tôi tới Việt Nam.
- Những thách thức cũ và mới mà ông sẽ gặp phải khi nhậm chức tại Việt Nam? (Tran Quoc Tuan, 25 tuổi, Q Phú Nhuận)
- Một trong những thách thức còn tồn tại là các di sản của chiến tranh. Chúng ta đều đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm khi cùng xử lý những vấn đề đó. Còn những thách thức mới đây là duy trì đà của quan hệ kinh tế trong bối cảnh có những bất ổn trên toàn cầu. Chúng tôi cần phải làm việc chặt chẽ với các đối tác của Việt Nam để đảm bảo rằng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn vững mạnh và tự do.
Tôi cam kết xây dựng quan hệ vững mạnh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cũng tin rằng các đối tác của tôi cũng như vậy.
Xin hỏi Bộ trưởng nào ở Việt Nam mà ông sẽ gặp đầu tiên trên cương vị đại sứ không kể Bộ trưởng Ngoại giao? Ông có ấn tượng gì về người đầu tiên ông gặp? (Thanh Lâm, 31 tuổi, Đà Nẵng)
- Người đầu tiên tôi gặp gỡ ở phía Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 29/8 khi tôi trình quốc thư. Tôi đã gặp thủ tướng và tổng bí thư vào buổi tiệc nhân ngày quốc khánh mùng 2/9. Tôi cũng sẽ có cuộc gặp xã giao với quan chức ở Hà Nội vào thời điểm thuận lợi với họ.
Tôi đã gặp ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đó ông là Thứ trưởng khi ông đi thăm Mỹ vào mùa xuân năm nay. Tôi cũng mong gặp lại ông ấy trên tư cách là đại sứ Hoa Kỳ. Tôi rất ấn tượng với các quan chức Việt Nam về năng lực và nhiệt huyết của họ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt nên tôi còn phải học hỏi nhiều.
Quan hệ đối tác chiến lược
- Theo như ngài nói, điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Việt Nam. Vậy hiện nay, lòng tin đã có hay chưa và nếu có thì ngài đánh giá khoảng bao nhiêu %? (Hoàng Chí Thành, 33 tuổi, Đồng Nai)
- Tôi không biết bao nhiêu %. Tuy nhiên, tôi có thể nói quan hệ giữa hai nước đã có bước phát triển lớn. Lòng tin đó đang được xây dựng trên những mối quan tâm, lợi ích chung. Khi chúng ta có những mối quan tâm chung mạnh mẽ thì lòng tin cũng bắt đầu được xây dựng.
Nền tảng tốt nhất là trên cơ sở những mối quan tâm, lợi ích chung. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tăng cường lòng tin và việc tìm hiểu những mối quan tâm chung, từ đó tôi hy vọng chúng ta có thể xây dựng lòng tin và cùng theo đuổi những lợi ích chung.
- Quan hệ Việt - Mỹ đang tiến triển khá tốt đẹp, xin ngài cho biết cản trở lớn nhất cho việc hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau hiện nay là gì, liệu có phải là quá khứ hay khác biệt chính trị không? (Lương Hùng, 24 tuổi, TP HCM)
- Tôi nghĩ những thách thức và cản trở với quan hệ hai nước ít liên quan tới quá khứ hay chính trị, mà đó là vấn đề chúng ta giải quyết hằng ngày như tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Nó ít mang tính khái niệm và mang tính thực tiễn nhiều hơn. Đây là lúc các nhà ngoại giao thể hiện vai trò của mình. Các bạn có một đại sứ quán tốt ở Hoa Kỳ. Chúng tôi và đội ngũ nhân viên ngoại giao của chúng tôi ở Việt Nam rất nhiệt tình. Một phần trong nhiệm vụ của chúng tôi là khắc phục khó khăn đó để cải thiện quan hệ hai nước.
- Người Việt Nam chơi với bạn bè bao giờ cũng tin tưởng tuyệt đối và chân thành hết mức, coi nhau như anh em. Ông có nghĩ quan hệ Việt - Mỹ sẽ đạt được tầm vóc ấy không? (Nguyễn Thế Hùng, 56 tuổi, Số 10, Đào Tấn, Hà nội)
- Nếu như đối tác Việt Nam nghĩ về đất nước tôi và tôi với mức độ tin cậy như vậy thì chúng ta sẽ có khởi đầu rất tốt. Ngoại giao tốt là dựa trên lòng tin. Sự hợp tác trong ngoại giao dựa trên cơ sở trao đổi thông tin một cách chân thành. Tôi mong là sẽ làm việc với đối tác Việt Nam trên cơ sở như vậy.
- Xin chào đại sứ. Việt Nam thực sự muốn là bạn của Mỹ, người Việt không còn cố chấp khi nghĩ lại đau thương trong chiến tranh. Xin hỏi ngài vấn đề mà Mỹ có vướng mắc trong vấn đề nhân quyền chiếm bao nhiêu phần trăm trong quan hệ với Việt Nam (Vũ Hải, 40 tuổi, 351 Lê Thánh Tông, TP Thanh Hóa)
- Nhân quyền là vấn đề cơ bản trong cách người Mỹ nghĩ về thế giới. Vì vậy không có đại sứ Mỹ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới bỏ qua vấn đề nhân quyền. Đôi khi chúng tôi có bất đồng với đối tác của chúng tôi về vấn đề nhân quyền, song chúng tôi hy vọng sẽ củng cố đối thoại về vấn đề này.
Cùng với việc quan hệ kinh tế và đối tác của chúng ta phát triển, chúng ta sẽ có khả năng nói một cách thoải mái hơn về vấn đề này song song với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.
- Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục phát triển. Xin hỏi trong thời gian tới những mặt hàng nào Hoa Kỳ có nhu cầu cao mà Việt Nam có thể cung cấp? Hoa Kỳ có dành ưu đãi gì cho Việt Nam trong thời gian tới không? Xin cảm ơn. (Nguyễn Phương Trang, 39 tuổi, Hà Nội)
- Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta dựa trên cơ sở hiệp định thương mại song phương được ký năm 2001. Khi chúng ta đạt thỏa thuận về hiệp định đó, con số kim ngạch thương mại hai chiều chỉ là 1,5 tỷ USD. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi ký hiệp định, kim ngạch đã tăng lên 18,6 tỷ USD. Có sự mất cân đối trong cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam.
Cả hai bên đều hưởng lợi từ quan hệ thương mại này. Tôi hy vọng chúng ta có thể mở rộng hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tôi làm đại sứ. Tôi tin rằng có nhiều hàng hóa của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Tôi thấy một điều thú vị là trị giá hàng nông sản mà hai bên xuất sang nhau đều đạt hàng tỷ USD. Mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cả người Việt và người Mỹ.
Chúng ta đang đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi rất vui vì Việt Nam tham gia vào cuộc đàm phán này. Cũng như mọi cuộc đàm phán thương mại, đây là cuộc đàm phán khó khăn. Nhưng nếu chúng ta thành công, lợi ích sẽ rất to lớn, giống như tự do hóa thương mại hai chiều, tự do hóa đầu tư. Khi tôi làm đại sứ ở đây, tôi sẽ làm việc tích cực cho hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
- Thưa ngài đại sứ, liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam trong nhiệm kỳ của ngài hay không? (Chau Van Mot, 27 tuổi, Ha Noi)
- Tôi rất vui nếu Tổng thống Barack Obama có thể thăm Việt Nam. Một cuộc trao đổi cấp cao như vậy sẽ rất hữu ích. Tôi cũng hy vọng một chuyến thăm tương tự như vậy của Việt Nam tới Mỹ.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển tốt đẹp trong 16 năm qua. Vậy ngài Đại sứ có cho rằng hai nước sẽ có kế hoạch tập trận chung như Mỹ đã làm với nhiều nước châu Á? (Lynnfield, 31 tuổi, California)
- Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sang thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, ông có thoả thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng hai bên sẽ làm việc với nhau trong một số lĩnh vực quốc phòng.
Quân đội hai nước đã đồng ý sẽ làm việc chặt chẽ hơn với nhau về lĩnh vực cứu trợ thiên tai và nhân đạo, cứu nạn và giữ gìn an ninh hàng hải. Chúng ta cũng đã có những cuộc thăm viếng của các tàu hải quân rất thành công gần đây. Chúng ta cũng có những cuộc thăm viếng giữa các quan chức quốc phòng rất tốt đẹp.
Chúng ta sẽ sử dụng những nền tảng tốt như vậy để củng cố quan hệ quốc phòng. Sau đó, chúng ta sẽ đánh giá những bước đi tiếp theo.
- Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng trong bối cảnh Biển Đông diễn biến căng thẳng, theo ông Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xung đột xảy ra? (Thành Quang, 32 tuổi, Hà Nội)
- Tôi nghĩ rằng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp mang tính giả định rất nhiều. Không bên nào đưa ra những tuyên bố chủ quyền muốn có xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ đều không mong muốn chiến tranh. Mỹ ủng hộ ngoại giao hợp tác qua đó các bên có thể giải quyết được vấn đề.
Chúng tôi rất quan ngại về những lời đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi theo dõi tình hình một cách chặt chẽ và mong muốn những vấn đề này được giải quyết trong phạm vi vấn đề ngoại giao. Chúng tôi sẽ làm việc trong các diễn đàn như ASEAN để những vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình, hợp tác.
- Theo ông, khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á mà Mỹ lần đầu tham gia vào tháng 11 này như thế nào? (Huỳnh Văn Phước, 48 tuổi, Đồng Nai)
- Chúng tôi luôn mong có những cơ hội để thảo luận những vấn đề quan trọng như Biển Đông tại những diễn đàn quốc tế. Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn thảo cụ thể như thế nào trong khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á là vấn đề mà các nhà ngoại giao chúng tôi sẽ thảo luận từ nay cho đến tháng 11. Tôi không thể nói vấn đề này được bàn thế nào trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nhưng tôi có thể nói đây là vấn đề quan trọng đối với chúng tôi.
Đây là mối quan tâm lớn của chúng tôi trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
-- Cảm nhận về quan chức Việt Nam, ngài vừa nói: "Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt... ", ngài thật hài hước và vui tính. Xin hỏi, ngài nghĩ thế nào về những phát ngôn và hành động của Trung Quốc xung quanh những va chạm với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông thời gian gần đây. (Trần Văn Quang, 29 tuổi, Da Nang)
- Như tôi đã nói ở trước, chúng tôi theo dõi với mối quan ngại về đe dọa vũ lực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao có tính hợp tác giữa các nước có quan hệ trực tiếp. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia lớn đối với hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực các bên có chủ quyền để đạt được bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
- Theo tôi hiện châu Á chưa có một nước nào đủ khả năng dẫn dắt toàn khu vực về liên kết kinh tế, xã hội, vậy theo ông Mỹ sẽ giữ vai trò thế nào về lĩnh vực này ở khu vực châu Á? (Nguyễn Thanh, 43 tuổi, Hải Phòng)
- Hoa Kỳ muốn có hòa bình, ổn định trong khu vực để tất cả các nước Đông Nam Á có sự thịnh vượng, hòa bình với mức độ linh hoạt tối đa. Chúng tôi thấy các điều kiện hiện nay trong khu vực mang lại cơ hội kinh tế rất lớn, cơ hội hội nhập hơn nữa, đặc biệt trong khu vực ASEAN.
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tiến trình đó và chúng tôi có lợi ích kinh tế, an ninh trong khu vực và chúng tôi muốn duy trì lợi ích, ảnh hưởng của chúng tôi trong khu vực. Tôi cho rằng Hoa Kỳ đóng góp rất lớn về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Á và điều này đóng góp cho sự thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi mong muốn điều này sẽ tiếp tục.
Hợp tác giáo dục, du lịch
- Chúng tôi cảm thấy bất tiện khi mỗi năm lại phải gia hạn visa của mình khi học tại Mỹ. Xin hỏi tại sao các sinh viên Việt Nam học tại Mỹ chỉ được visa F1 có thời hạn một năm, trong khi sinh viên các nước khác lại được visa F1 có giá trị 5 năm? Ngài có giải pháp gì cho vấn đề này không? (Nguyen Duy, 27 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi cũng muốn gia hạn thời hạn visa F1 nhưng cách mà chúng tôi quyết định thời hạn visa được dựa trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi đã đề xuất với phía Việt Nam về việc cả hai nước cùng kéo dài thời hạn visa cho sinh viên trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi cho rằng nới rộng thời hạn visa cho sinh viên sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc đi lại của họ. Chúng tôi tôi đang thảo luận về vấn đề này. Thỏa thuận phải đạt được trên cơ sở có qua có lại.
- Hi Mr. David Shear, Firstly, I would like to thank you for spending your precious time to answer our questions. Secondly, my question is: I know that the US is now facing with some certain difficulties. So will these adversely impact on your committed effort in providing educational assistance for Vietnamese students? (Nguyễn Thái Thanh, 28 tuổi, 12 Nguyen Thi Dinh, Trung Hoa, Cau Giay)
(Thưa ngài, tôi xin cảm ơn ngài đã dành thời gian quý báu để trả lời câu hỏi của chúng tôi. Tôi được biết nước Mỹ hiện nay cũng có các khó khăn. Liệu những điều này có ảnh hưởng đến cam kết trợ giúp giáo dục cho sinh viên Việt Nam hay không?)
- Về tình hình hiện nay của nước Mỹ thì nước Mỹ có nền kinh tế và xã hội kiên cường. Chúng tôi đã từng trải qua những khó khăn và sau đó đều phục hồi được. Chúng tôi rất nồng nhiệt chào đón các sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ. Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của sinh viên Việt Nam ở Mỹ làm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Chúng tôi cho rằng có rất nhiều cơ hội lớn cho sinh viên Việt Nam tìm học bổng và các hỗ trợ khác khi theo học ở Mỹ. Các bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đó bằng việc tới thăm trung tâm Hoa Kỳ và Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ (Education USA) của chúng tôi tại Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều thông tin về đại học cao đẳng và học bổng ở đây. Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bất cứ ai có tiềm năng đi thăm Mỹ.
Chúng tôi cũng có hai trang web rất tốt của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Hai trang web đó có nhiều thông tin rất bổ ích.
- Tôi đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ADN, với chuyên đề xác nhận danh tính cho các liệt sỹ trong chiến tranh. Tôi rất muốn được tiếp cận với kỹ thuật này của khoa học Mỹ. Ông có thể giúp tôi điều kiện để thực hiện ý định này không?(Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, Hà Nội)
- Giữa hai nước có sự hợp tác tích cực để tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh và trên cơ sở hợp tác này chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp như hiện nay. Đó là lý do tôi thăm Đà Nẵng, dự một lễ trao trả hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích, tới một điểm khắc phục hậu quả chất da cam ở Đà Nẵng, thăm một bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng ở Đà Nẵng. Chúng tôi cũng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.
Vào vào tháng 11/2010, chúng tôi đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp một triệu USD và kỹ thuật để trợ giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích. Vì vậy chúng tôi hoan nghênh mối quan tâm của anh trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác trong tương lai và cám ơn sự quan tâm của bạn.
- Tôi muốn hỏi sắp tới ông sẽ có chính sách nào dành cho người Việt Nam có nhu cầu du lịch Mỹ hay không? Hiện tại tôi vừa mới bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ với mục đích tham quan du lịch. Tôi có việc làm và thu nhập ổn định, đã tốt nghiệp đi làm 4 năm Nhưng dường như chưa đủ, ngài có thể cho tôi một lời khuyên hay không? (Dang Khoa, 37 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi muốn có càng nhiều người Việt sang Mỹ du lịch, với tư cách doanh nhân, du học càng tốt. Lãnh sự của chúng tôi tại Hà Nội và TP HCM cũng làm việc tích cực để trả lời băn khoăn về visa. Nếu bạn bị từ chối một lần không có nghĩa bạn không bao giờ được vào nước Mỹ nữa. Nếu bạn có thể chứng minh củng cố cho trường hợp của mình thì tôi hoan nghênh bạn nộp đơn lần nữa
Cuộc sống cá nhân của Đại sứ
- Tôi được biết là ngài có thể nói được nhiều ngoại ngữ khó như tiếng Trung, tiếng Nhật và giờ lại có ý định học thêm tiếng Việt. Vậy ngài có thể chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ được không, xin cảm ơn ngài! (Nguyễn Thị Liên, 33 tuổi, Hà Nội)
- Điều tôi yêu thích nhất là học ngôn ngữ của những dân tộc khác và ngồi xuống cùng những người dân của những nước khác để lắng nghe những gì họ suy nghĩ và về quan hệ với nước Mỹ và đó cũng là nguyên nhân khiến tôi trở thành một nhà ngoại giao. Vì vậy tôi cũng mong sẽ ngồi cùng các đồng nghiệp Việt Nam để lắng nghe họ và giúp quan hệ Mỹ - Việt Nam mạnh mẽ hơn. Và để mà học giỏi tiếng Việt còn là quãng đường dài với tôi.
Như tôi có nói thì ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thách thức tôi phải họp được với ông ấy bằng tiếng Việt khi tôi kết thúc nhiệm kỳ. Đó là một bài tập về nhà rất khó nhưng tôi chấp nhận lời thách thức đó.
- Tôi được biết ông có tập môn kiếm đạo của Nhật Bản, vậy xin hỏi vì sao ông lại tập võ và ông có vệ sĩ riêng không? (Hoàng Nam, 36 tuổi, Berlin, Đức)
- Tôi không có vệ sĩ. Tôi tập kiếm đạo 3 năm và tập 5 buổi sáng mỗi tuần cùng vợ trước khi tôi đi làm. Nếu có ai đó có thể là vệ sĩ thì đó là vợ của tôi.
- Xin hỏi ông một câu hỏi riêng tư là hết giờ làm việc ông thường làm gì? (Lê Phan, 33 tuổi, TP HCM)
- Do mới đến nhiệm sở nên tôi rất bận. Tôi thường phải làm việc từ sáng tới đêm khuya, lắng nghe nhân viên để tìm hiểu tình hình. Vì vậy tôi thường về nhà rất muộn và lên giường ngủ.
Nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hài lòng về những việc tôi làm. Và tôi cũng mong sẽ còn có cơ hội tiếp tục trao đổi ý kiến với các bạn Việt Nam thông qua cách thức này hoặc những cách khác. Đó cũng là điều khiến cho công việc của một nhà ngoại giao trở nên vui vẻ, thú vị và xứng đáng.
Xin cảm ơn các bạn.
- Xin chào mừng ngài đến Việt Nam, xin hỏi ấn tượng mạnh mẽ nhất của ngài khi đến công tác tại đất nước chúng tôi? (Thu Mai, 24 tuổi, Hà Nội)
- Tôi muốn quay trở lại năm 2007 khi tôi cùng vợ con tới Việt Nam với tư cách là khách du lịch. Khi đó, chúng tôi đã ở khu phố cổ Hà Nội, đi Hạ Long - Hải Phòng, Đà Nẵng - Hội An. Chúng tôi rất ấn tượng về sự nhiệt tình, hiếu khách của người Việt Nam, về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Lúc đầu, chúng tôi hơi sợ về giao thông nhưng sau đó đã quen.
Gia đình chúng tôi cũng rất thích ẩm thực, đặc biệt là đồ ăn Việt Nam. Do đó, chúng tôi quyết định sẽ trở lại Việt Nam một ngày gần nhất. Tôi rất vui khi trở thành đại sứ ở Việt Nam. Đây là thời kỳ rất thú vị của Việt Nam. Nếu các bạn đã xem video chào mừng tôi đến Việt Nam, chắc các bạn cũng biết sự phấn khởi của tôi khi tới nước các bạn. Cách đây ít hôm, tôi có đi máy bay tới Đà Nẵng. Có người ngồi cạnh tôi và hỏi: "Ông là đại sứ Mỹ mới tại Việt Nam. Tôi đã xem video của ông". Tôi rất vui vì điều đó.
- Chào mừng ngài tới Việt Nam. Gia đình ngài phản ứng như thế nào khi biết ngài sẽ tới Việt Nam công tác? (Hoàng Anh, 27 tuổi, Hà Nội)
- Gia đình tôi rất phấn khởi. Bản thân tôi thấy mình có vinh dự đặc biệt khi được chọn làm đại sứ và cá nhân tôi cũng cảm thấy rất vui khi làm việc tại đây. Có lẽ tôi chưa nói điều này trước công chúng bao giờ. Trong gia đình tôi có một người họ hàng gốc Việt. Họ rất vui khi biết tôi tới Việt Nam.
- Những thách thức cũ và mới mà ông sẽ gặp phải khi nhậm chức tại Việt Nam? (Tran Quoc Tuan, 25 tuổi, Q Phú Nhuận)
- Một trong những thách thức còn tồn tại là các di sản của chiến tranh. Chúng ta đều đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm khi cùng xử lý những vấn đề đó. Còn những thách thức mới đây là duy trì đà của quan hệ kinh tế trong bối cảnh có những bất ổn trên toàn cầu. Chúng tôi cần phải làm việc chặt chẽ với các đối tác của Việt Nam để đảm bảo rằng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn vững mạnh và tự do.
Tôi cam kết xây dựng quan hệ vững mạnh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cũng tin rằng các đối tác của tôi cũng như vậy.
Xin hỏi Bộ trưởng nào ở Việt Nam mà ông sẽ gặp đầu tiên trên cương vị đại sứ không kể Bộ trưởng Ngoại giao? Ông có ấn tượng gì về người đầu tiên ông gặp? (Thanh Lâm, 31 tuổi, Đà Nẵng)
- Người đầu tiên tôi gặp gỡ ở phía Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 29/8 khi tôi trình quốc thư. Tôi đã gặp thủ tướng và tổng bí thư vào buổi tiệc nhân ngày quốc khánh mùng 2/9. Tôi cũng sẽ có cuộc gặp xã giao với quan chức ở Hà Nội vào thời điểm thuận lợi với họ.
Tôi đã gặp ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đó ông là Thứ trưởng khi ông đi thăm Mỹ vào mùa xuân năm nay. Tôi cũng mong gặp lại ông ấy trên tư cách là đại sứ Hoa Kỳ. Tôi rất ấn tượng với các quan chức Việt Nam về năng lực và nhiệt huyết của họ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt nên tôi còn phải học hỏi nhiều.
Quan hệ đối tác chiến lược
- Theo như ngài nói, điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Việt Nam. Vậy hiện nay, lòng tin đã có hay chưa và nếu có thì ngài đánh giá khoảng bao nhiêu %? (Hoàng Chí Thành, 33 tuổi, Đồng Nai)
- Tôi không biết bao nhiêu %. Tuy nhiên, tôi có thể nói quan hệ giữa hai nước đã có bước phát triển lớn. Lòng tin đó đang được xây dựng trên những mối quan tâm, lợi ích chung. Khi chúng ta có những mối quan tâm chung mạnh mẽ thì lòng tin cũng bắt đầu được xây dựng.
Nền tảng tốt nhất là trên cơ sở những mối quan tâm, lợi ích chung. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tăng cường lòng tin và việc tìm hiểu những mối quan tâm chung, từ đó tôi hy vọng chúng ta có thể xây dựng lòng tin và cùng theo đuổi những lợi ích chung.
- Quan hệ Việt - Mỹ đang tiến triển khá tốt đẹp, xin ngài cho biết cản trở lớn nhất cho việc hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau hiện nay là gì, liệu có phải là quá khứ hay khác biệt chính trị không? (Lương Hùng, 24 tuổi, TP HCM)
- Tôi nghĩ những thách thức và cản trở với quan hệ hai nước ít liên quan tới quá khứ hay chính trị, mà đó là vấn đề chúng ta giải quyết hằng ngày như tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Nó ít mang tính khái niệm và mang tính thực tiễn nhiều hơn. Đây là lúc các nhà ngoại giao thể hiện vai trò của mình. Các bạn có một đại sứ quán tốt ở Hoa Kỳ. Chúng tôi và đội ngũ nhân viên ngoại giao của chúng tôi ở Việt Nam rất nhiệt tình. Một phần trong nhiệm vụ của chúng tôi là khắc phục khó khăn đó để cải thiện quan hệ hai nước.
- Người Việt Nam chơi với bạn bè bao giờ cũng tin tưởng tuyệt đối và chân thành hết mức, coi nhau như anh em. Ông có nghĩ quan hệ Việt - Mỹ sẽ đạt được tầm vóc ấy không? (Nguyễn Thế Hùng, 56 tuổi, Số 10, Đào Tấn, Hà nội)
- Nếu như đối tác Việt Nam nghĩ về đất nước tôi và tôi với mức độ tin cậy như vậy thì chúng ta sẽ có khởi đầu rất tốt. Ngoại giao tốt là dựa trên lòng tin. Sự hợp tác trong ngoại giao dựa trên cơ sở trao đổi thông tin một cách chân thành. Tôi mong là sẽ làm việc với đối tác Việt Nam trên cơ sở như vậy.
- Xin chào đại sứ. Việt Nam thực sự muốn là bạn của Mỹ, người Việt không còn cố chấp khi nghĩ lại đau thương trong chiến tranh. Xin hỏi ngài vấn đề mà Mỹ có vướng mắc trong vấn đề nhân quyền chiếm bao nhiêu phần trăm trong quan hệ với Việt Nam (Vũ Hải, 40 tuổi, 351 Lê Thánh Tông, TP Thanh Hóa)
- Nhân quyền là vấn đề cơ bản trong cách người Mỹ nghĩ về thế giới. Vì vậy không có đại sứ Mỹ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới bỏ qua vấn đề nhân quyền. Đôi khi chúng tôi có bất đồng với đối tác của chúng tôi về vấn đề nhân quyền, song chúng tôi hy vọng sẽ củng cố đối thoại về vấn đề này.
Cùng với việc quan hệ kinh tế và đối tác của chúng ta phát triển, chúng ta sẽ có khả năng nói một cách thoải mái hơn về vấn đề này song song với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.
- Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục phát triển. Xin hỏi trong thời gian tới những mặt hàng nào Hoa Kỳ có nhu cầu cao mà Việt Nam có thể cung cấp? Hoa Kỳ có dành ưu đãi gì cho Việt Nam trong thời gian tới không? Xin cảm ơn. (Nguyễn Phương Trang, 39 tuổi, Hà Nội)
- Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta dựa trên cơ sở hiệp định thương mại song phương được ký năm 2001. Khi chúng ta đạt thỏa thuận về hiệp định đó, con số kim ngạch thương mại hai chiều chỉ là 1,5 tỷ USD. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi ký hiệp định, kim ngạch đã tăng lên 18,6 tỷ USD. Có sự mất cân đối trong cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam.
Cả hai bên đều hưởng lợi từ quan hệ thương mại này. Tôi hy vọng chúng ta có thể mở rộng hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tôi làm đại sứ. Tôi tin rằng có nhiều hàng hóa của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Tôi thấy một điều thú vị là trị giá hàng nông sản mà hai bên xuất sang nhau đều đạt hàng tỷ USD. Mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cả người Việt và người Mỹ.
Chúng ta đang đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi rất vui vì Việt Nam tham gia vào cuộc đàm phán này. Cũng như mọi cuộc đàm phán thương mại, đây là cuộc đàm phán khó khăn. Nhưng nếu chúng ta thành công, lợi ích sẽ rất to lớn, giống như tự do hóa thương mại hai chiều, tự do hóa đầu tư. Khi tôi làm đại sứ ở đây, tôi sẽ làm việc tích cực cho hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
- Thưa ngài đại sứ, liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam trong nhiệm kỳ của ngài hay không? (Chau Van Mot, 27 tuổi, Ha Noi)
- Tôi rất vui nếu Tổng thống Barack Obama có thể thăm Việt Nam. Một cuộc trao đổi cấp cao như vậy sẽ rất hữu ích. Tôi cũng hy vọng một chuyến thăm tương tự như vậy của Việt Nam tới Mỹ.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển tốt đẹp trong 16 năm qua. Vậy ngài Đại sứ có cho rằng hai nước sẽ có kế hoạch tập trận chung như Mỹ đã làm với nhiều nước châu Á? (Lynnfield, 31 tuổi, California)
- Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sang thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, ông có thoả thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng hai bên sẽ làm việc với nhau trong một số lĩnh vực quốc phòng.
Quân đội hai nước đã đồng ý sẽ làm việc chặt chẽ hơn với nhau về lĩnh vực cứu trợ thiên tai và nhân đạo, cứu nạn và giữ gìn an ninh hàng hải. Chúng ta cũng đã có những cuộc thăm viếng của các tàu hải quân rất thành công gần đây. Chúng ta cũng có những cuộc thăm viếng giữa các quan chức quốc phòng rất tốt đẹp.
Chúng ta sẽ sử dụng những nền tảng tốt như vậy để củng cố quan hệ quốc phòng. Sau đó, chúng ta sẽ đánh giá những bước đi tiếp theo.
- Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng trong bối cảnh Biển Đông diễn biến căng thẳng, theo ông Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xung đột xảy ra? (Thành Quang, 32 tuổi, Hà Nội)
- Tôi nghĩ rằng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp mang tính giả định rất nhiều. Không bên nào đưa ra những tuyên bố chủ quyền muốn có xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ đều không mong muốn chiến tranh. Mỹ ủng hộ ngoại giao hợp tác qua đó các bên có thể giải quyết được vấn đề.
Chúng tôi rất quan ngại về những lời đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi theo dõi tình hình một cách chặt chẽ và mong muốn những vấn đề này được giải quyết trong phạm vi vấn đề ngoại giao. Chúng tôi sẽ làm việc trong các diễn đàn như ASEAN để những vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình, hợp tác.
- Theo ông, khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á mà Mỹ lần đầu tham gia vào tháng 11 này như thế nào? (Huỳnh Văn Phước, 48 tuổi, Đồng Nai)
- Chúng tôi luôn mong có những cơ hội để thảo luận những vấn đề quan trọng như Biển Đông tại những diễn đàn quốc tế. Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn thảo cụ thể như thế nào trong khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á là vấn đề mà các nhà ngoại giao chúng tôi sẽ thảo luận từ nay cho đến tháng 11. Tôi không thể nói vấn đề này được bàn thế nào trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nhưng tôi có thể nói đây là vấn đề quan trọng đối với chúng tôi.
Đây là mối quan tâm lớn của chúng tôi trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
-- Cảm nhận về quan chức Việt Nam, ngài vừa nói: "Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt... ", ngài thật hài hước và vui tính. Xin hỏi, ngài nghĩ thế nào về những phát ngôn và hành động của Trung Quốc xung quanh những va chạm với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông thời gian gần đây. (Trần Văn Quang, 29 tuổi, Da Nang)
- Như tôi đã nói ở trước, chúng tôi theo dõi với mối quan ngại về đe dọa vũ lực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao có tính hợp tác giữa các nước có quan hệ trực tiếp. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia lớn đối với hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực các bên có chủ quyền để đạt được bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
- Theo tôi hiện châu Á chưa có một nước nào đủ khả năng dẫn dắt toàn khu vực về liên kết kinh tế, xã hội, vậy theo ông Mỹ sẽ giữ vai trò thế nào về lĩnh vực này ở khu vực châu Á? (Nguyễn Thanh, 43 tuổi, Hải Phòng)
- Hoa Kỳ muốn có hòa bình, ổn định trong khu vực để tất cả các nước Đông Nam Á có sự thịnh vượng, hòa bình với mức độ linh hoạt tối đa. Chúng tôi thấy các điều kiện hiện nay trong khu vực mang lại cơ hội kinh tế rất lớn, cơ hội hội nhập hơn nữa, đặc biệt trong khu vực ASEAN.
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tiến trình đó và chúng tôi có lợi ích kinh tế, an ninh trong khu vực và chúng tôi muốn duy trì lợi ích, ảnh hưởng của chúng tôi trong khu vực. Tôi cho rằng Hoa Kỳ đóng góp rất lớn về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Á và điều này đóng góp cho sự thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi mong muốn điều này sẽ tiếp tục.
Hợp tác giáo dục, du lịch
- Chúng tôi cảm thấy bất tiện khi mỗi năm lại phải gia hạn visa của mình khi học tại Mỹ. Xin hỏi tại sao các sinh viên Việt Nam học tại Mỹ chỉ được visa F1 có thời hạn một năm, trong khi sinh viên các nước khác lại được visa F1 có giá trị 5 năm? Ngài có giải pháp gì cho vấn đề này không? (Nguyen Duy, 27 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi cũng muốn gia hạn thời hạn visa F1 nhưng cách mà chúng tôi quyết định thời hạn visa được dựa trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi đã đề xuất với phía Việt Nam về việc cả hai nước cùng kéo dài thời hạn visa cho sinh viên trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi cho rằng nới rộng thời hạn visa cho sinh viên sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc đi lại của họ. Chúng tôi tôi đang thảo luận về vấn đề này. Thỏa thuận phải đạt được trên cơ sở có qua có lại.
- Hi Mr. David Shear, Firstly, I would like to thank you for spending your precious time to answer our questions. Secondly, my question is: I know that the US is now facing with some certain difficulties. So will these adversely impact on your committed effort in providing educational assistance for Vietnamese students? (Nguyễn Thái Thanh, 28 tuổi, 12 Nguyen Thi Dinh, Trung Hoa, Cau Giay)
(Thưa ngài, tôi xin cảm ơn ngài đã dành thời gian quý báu để trả lời câu hỏi của chúng tôi. Tôi được biết nước Mỹ hiện nay cũng có các khó khăn. Liệu những điều này có ảnh hưởng đến cam kết trợ giúp giáo dục cho sinh viên Việt Nam hay không?)
- Về tình hình hiện nay của nước Mỹ thì nước Mỹ có nền kinh tế và xã hội kiên cường. Chúng tôi đã từng trải qua những khó khăn và sau đó đều phục hồi được. Chúng tôi rất nồng nhiệt chào đón các sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ. Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của sinh viên Việt Nam ở Mỹ làm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Chúng tôi cho rằng có rất nhiều cơ hội lớn cho sinh viên Việt Nam tìm học bổng và các hỗ trợ khác khi theo học ở Mỹ. Các bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đó bằng việc tới thăm trung tâm Hoa Kỳ và Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ (Education USA) của chúng tôi tại Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều thông tin về đại học cao đẳng và học bổng ở đây. Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bất cứ ai có tiềm năng đi thăm Mỹ.
Chúng tôi cũng có hai trang web rất tốt của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Hai trang web đó có nhiều thông tin rất bổ ích.
- Tôi đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ADN, với chuyên đề xác nhận danh tính cho các liệt sỹ trong chiến tranh. Tôi rất muốn được tiếp cận với kỹ thuật này của khoa học Mỹ. Ông có thể giúp tôi điều kiện để thực hiện ý định này không?(Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, Hà Nội)
- Giữa hai nước có sự hợp tác tích cực để tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh và trên cơ sở hợp tác này chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp như hiện nay. Đó là lý do tôi thăm Đà Nẵng, dự một lễ trao trả hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích, tới một điểm khắc phục hậu quả chất da cam ở Đà Nẵng, thăm một bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng ở Đà Nẵng. Chúng tôi cũng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.
Vào vào tháng 11/2010, chúng tôi đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp một triệu USD và kỹ thuật để trợ giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích. Vì vậy chúng tôi hoan nghênh mối quan tâm của anh trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác trong tương lai và cám ơn sự quan tâm của bạn.
- Tôi muốn hỏi sắp tới ông sẽ có chính sách nào dành cho người Việt Nam có nhu cầu du lịch Mỹ hay không? Hiện tại tôi vừa mới bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ với mục đích tham quan du lịch. Tôi có việc làm và thu nhập ổn định, đã tốt nghiệp đi làm 4 năm Nhưng dường như chưa đủ, ngài có thể cho tôi một lời khuyên hay không? (Dang Khoa, 37 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi muốn có càng nhiều người Việt sang Mỹ du lịch, với tư cách doanh nhân, du học càng tốt. Lãnh sự của chúng tôi tại Hà Nội và TP HCM cũng làm việc tích cực để trả lời băn khoăn về visa. Nếu bạn bị từ chối một lần không có nghĩa bạn không bao giờ được vào nước Mỹ nữa. Nếu bạn có thể chứng minh củng cố cho trường hợp của mình thì tôi hoan nghênh bạn nộp đơn lần nữa
Cuộc sống cá nhân của Đại sứ
- Tôi được biết là ngài có thể nói được nhiều ngoại ngữ khó như tiếng Trung, tiếng Nhật và giờ lại có ý định học thêm tiếng Việt. Vậy ngài có thể chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ được không, xin cảm ơn ngài! (Nguyễn Thị Liên, 33 tuổi, Hà Nội)
- Điều tôi yêu thích nhất là học ngôn ngữ của những dân tộc khác và ngồi xuống cùng những người dân của những nước khác để lắng nghe những gì họ suy nghĩ và về quan hệ với nước Mỹ và đó cũng là nguyên nhân khiến tôi trở thành một nhà ngoại giao. Vì vậy tôi cũng mong sẽ ngồi cùng các đồng nghiệp Việt Nam để lắng nghe họ và giúp quan hệ Mỹ - Việt Nam mạnh mẽ hơn. Và để mà học giỏi tiếng Việt còn là quãng đường dài với tôi.
Như tôi có nói thì ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thách thức tôi phải họp được với ông ấy bằng tiếng Việt khi tôi kết thúc nhiệm kỳ. Đó là một bài tập về nhà rất khó nhưng tôi chấp nhận lời thách thức đó.
- Tôi được biết ông có tập môn kiếm đạo của Nhật Bản, vậy xin hỏi vì sao ông lại tập võ và ông có vệ sĩ riêng không? (Hoàng Nam, 36 tuổi, Berlin, Đức)
- Tôi không có vệ sĩ. Tôi tập kiếm đạo 3 năm và tập 5 buổi sáng mỗi tuần cùng vợ trước khi tôi đi làm. Nếu có ai đó có thể là vệ sĩ thì đó là vợ của tôi.
- Xin hỏi ông một câu hỏi riêng tư là hết giờ làm việc ông thường làm gì? (Lê Phan, 33 tuổi, TP HCM)
- Do mới đến nhiệm sở nên tôi rất bận. Tôi thường phải làm việc từ sáng tới đêm khuya, lắng nghe nhân viên để tìm hiểu tình hình. Vì vậy tôi thường về nhà rất muộn và lên giường ngủ.
Nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hài lòng về những việc tôi làm. Và tôi cũng mong sẽ còn có cơ hội tiếp tục trao đổi ý kiến với các bạn Việt Nam thông qua cách thức này hoặc những cách khác. Đó cũng là điều khiến cho công việc của một nhà ngoại giao trở nên vui vẻ, thú vị và xứng đáng.
Xin cảm ơn các bạn.
VnExpress
Tin khác