Gia Lai chú trọng quy hoạch cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số

11:56 AM 29/09/2011 |   Lượt xem: 2184 |   In bài viết | 

Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Gia Lai đã quy hoạch 92 đồng chí vào Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh; 1.088 đồng chí vào Ban Chấp hành Ðảng bộ cấp huyện, thị xã, thành phố; 3.450 lượt cán bộ vào Ban Chấp hành Ðảng bộ cấp xã. Từ năm 2003, tỉnh đã thực hiện luân chuyển 425 cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhìn chung, cán bộ được đề bạt và luân chuyển gương mẫu, trở thành những hạt nhân trong hệ thống chính trị ở cơ sở...

Hội nghị đã dành thời gian để các đại biểu trao đổi ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ như: Một số cấp ủy đảng nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ; trong quá trình thực hiện còn thiếu quy hoạch, còn bị động và nhất là chưa thật sự chú trọng đến chất lượng của cán bộ được đề bạt, luân chuyển; một số chính sách cho cán bộ luân chuyển còn thực hiện chưa tốt; chưa bảo đảm để cán bộ yên tâm công tác...

Trong thời gian tới, Tỉnh ủy Gia Lai tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Công tác quy hoạch cán bộ phải lựa chọn những người đủ đức, đủ tài; chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ ngành khoa học - kỹ thuật và nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số; trong công tác sử dụng cán bộ, nghiêm túc thực hiện chủ trương bổ nhiệm, ứng cử; sau bổ nhiệm phải chú trọng đến việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời có hướng giúp đỡ uốn nắn để cán bộ thấy được những thiếu sót, khắc phục vươn lên. Trong công tác quy hoạch, đề bạt, cất nhắc và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đặc biệt quan tâm vai trò người lãnh đạo; kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, địa phương; thực hiện chính sách hỗ trợ cho cán bộ được đào tạo, nhất là cán bộ được luân chuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ được cử đi học, cán bộ được luân chuyển yên tâm công tác ở cơ sở...

Ðến nay tất cả 82 xã thuộc tỉnh Cà Mau đã hoàn thành quy hoạch, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; đồng thời đang khẩn trương thực hiện các bước đi cụ thể tiếp theo theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương về xây dựng nông thôn mới. Các cấp chính quyền đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn nhân lực tham gia công tác quy hoạch, cử cán bộ chuyên môn xuống tận xã giúp địa phương như tuyên truyền, phổ biến chủ trương xây dựng nông thôn mới; xác định hạng mục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ðể triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: Cụ thể hóa một cách chi tiết chủ trương của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới, kèm theo nhiều tiêu chí có sức thu hút toàn xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực tại chỗ; có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân; tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HÐH nông nghiệp nông thôn.

(Theo Báo Nhân Dân)