Bản Phia Đeng cách trung tâm xã gần chục cây số, nằm cheo leo trên đỉnh núi giữa chốn "thâm sâu cùng cốc", tựa lưng vào Khu bảo tồn Khau Ca. Đến bản chỉ có một con đường "chuột chạy" duy nhất. Sau hơn 2 giờ cuốc bộ ngược những cái dốc dựng đứng, chúng tôi mới đặt chân tới bản.
Bản nhiều... không
Hôm chúng tôi đến, bà con đang bạt núi, đắp lại những đoạn bị sạt lở. Mùa khô đi lại đã vất vả, mùa mưa vất vả gấp bội. Mùa mưa rất ít người ra khỏi bản, bởi để xuống xã phải lội qua một con suối, hễ mưa là nước chảy cuồn cuộn nên chẳng ai dám qua sông.
Trưởng bản Đặng Văn Hàm lý giải: "Nếu anh lên tháng trước, thì vừa đi vừa phải vạch cây tìm đường. Con đường "chuột chạy" này cả bản làm mất gần nửa tháng đấy, nhưng cũng chỉ vài trận mưa là lấp hết thôi. Điện, đường, trường, trạm không có, lại cách trở sông suối nên bản chẳng khác nào bộ lạc giữa rừng".
Ông Hàm cho hay, Phia Đeng là bản người Mông với 12 hộ, tất cả đều nghèo. Ruộng nương ít, nên cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng. Gia đình nào no cái bụng hơn thì gửi con xuống xã học còn biết chữ, còn không thì… mù chữ cả nhà. Cái sự mù chữ của bản được thể hiện trong hầu hết các giấy tờ tùy thân, sổ đỏ… là "chữ ký" đều bằng điểm chỉ.
Khó khăn + thất học= nghèo
Ông Hàm cho hay, trước đây bản cũng đã dựng lớp và có một giáo viên cắm bản để phổ cập cấp 1 cho dân bản. Ngày lên bản, thầy giáo rất quyết tâm đem cái chữ đến cho bản Mông, nhưng chỉ được hơn 1 năm, sóng điện thoại không, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật, sốt rét liên miên, người thầy không còn đủ sức trụ lại với bản.
Cả bản duy nhất có em Trương Thị Kiêu, con gái ông Trương Văn Hoạch là học hết cấp 3. Sở dĩ Kiêu có may mắn đó là vì có nhà bác ở dưới xã, Kiêu sáng dạ nên được bố mẹ và bác tạo điều kiện cho ăn học. Nhưng vừa học xong thì em bị bắt về làm dâu nhà người ta, thế là giấc mơ con chữ của em đành bỏ dở.
Không có cái chữ, dân không biết làm ăn nên cứ đói mãi. Chẳng biết đến bao giờ bản mới thoát cảnh mù chữ.
Anh Trương Văn Minh
Phần đa người lớn tuổi ở đây không nói được tiếng Kinh. Đường sá đi lại khó khăn, nên muốn bán yến ngô, con lợn, con gà phải gùi vác nửa ngày mới đến chợ. Cơm thì bảy phần sắn, ngô, ba phần gạo.
Anh Trương Văn Minh - một người dân ở đây bảo, đói cái ăn dân có thể khắc phục được. Khổ nhất là bản có người ốm, cả bản phải đổi nhau cáng xuống xã, đường trơn ngã lên ngã xuống, người ốm cũng khổ, người cáng cũng vất. Không có cái chữ, dân không biết làm ăn nên cứ đói mãi.
Chúng tôi rời Phia Đeng khi cơn mưa rừng đang kéo đến, ông Hàm thúc chúng tôi đi nhanh kẻo lũ quét đổ về không kịp qua sông. Nhìn dòng suối tuôn chảy, ông Hàm ao ước: "Giá có cái cầu treo và con đường lên bản, chắc người dân không phải chịu cảnh mù chữ, đói nghèo thế này".
Bản nhiều... không
Hôm chúng tôi đến, bà con đang bạt núi, đắp lại những đoạn bị sạt lở. Mùa khô đi lại đã vất vả, mùa mưa vất vả gấp bội. Mùa mưa rất ít người ra khỏi bản, bởi để xuống xã phải lội qua một con suối, hễ mưa là nước chảy cuồn cuộn nên chẳng ai dám qua sông.
Trưởng bản Đặng Văn Hàm lý giải: "Nếu anh lên tháng trước, thì vừa đi vừa phải vạch cây tìm đường. Con đường "chuột chạy" này cả bản làm mất gần nửa tháng đấy, nhưng cũng chỉ vài trận mưa là lấp hết thôi. Điện, đường, trường, trạm không có, lại cách trở sông suối nên bản chẳng khác nào bộ lạc giữa rừng".
Ông Hàm cho hay, Phia Đeng là bản người Mông với 12 hộ, tất cả đều nghèo. Ruộng nương ít, nên cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng. Gia đình nào no cái bụng hơn thì gửi con xuống xã học còn biết chữ, còn không thì… mù chữ cả nhà. Cái sự mù chữ của bản được thể hiện trong hầu hết các giấy tờ tùy thân, sổ đỏ… là "chữ ký" đều bằng điểm chỉ.
Khó khăn + thất học= nghèo
Ông Hàm cho hay, trước đây bản cũng đã dựng lớp và có một giáo viên cắm bản để phổ cập cấp 1 cho dân bản. Ngày lên bản, thầy giáo rất quyết tâm đem cái chữ đến cho bản Mông, nhưng chỉ được hơn 1 năm, sóng điện thoại không, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật, sốt rét liên miên, người thầy không còn đủ sức trụ lại với bản.
Cả bản duy nhất có em Trương Thị Kiêu, con gái ông Trương Văn Hoạch là học hết cấp 3. Sở dĩ Kiêu có may mắn đó là vì có nhà bác ở dưới xã, Kiêu sáng dạ nên được bố mẹ và bác tạo điều kiện cho ăn học. Nhưng vừa học xong thì em bị bắt về làm dâu nhà người ta, thế là giấc mơ con chữ của em đành bỏ dở.
Không có cái chữ, dân không biết làm ăn nên cứ đói mãi. Chẳng biết đến bao giờ bản mới thoát cảnh mù chữ.
Anh Trương Văn Minh
Phần đa người lớn tuổi ở đây không nói được tiếng Kinh. Đường sá đi lại khó khăn, nên muốn bán yến ngô, con lợn, con gà phải gùi vác nửa ngày mới đến chợ. Cơm thì bảy phần sắn, ngô, ba phần gạo.
Anh Trương Văn Minh - một người dân ở đây bảo, đói cái ăn dân có thể khắc phục được. Khổ nhất là bản có người ốm, cả bản phải đổi nhau cáng xuống xã, đường trơn ngã lên ngã xuống, người ốm cũng khổ, người cáng cũng vất. Không có cái chữ, dân không biết làm ăn nên cứ đói mãi.
Chúng tôi rời Phia Đeng khi cơn mưa rừng đang kéo đến, ông Hàm thúc chúng tôi đi nhanh kẻo lũ quét đổ về không kịp qua sông. Nhìn dòng suối tuôn chảy, ông Hàm ao ước: "Giá có cái cầu treo và con đường lên bản, chắc người dân không phải chịu cảnh mù chữ, đói nghèo thế này".
Việt Tùng (Nguồn: Dân việt)
Tin khác