Để có rượu phẩm chất tốt, phải có men tốt. Bởi vậy, vừa bước sang mùa khô, dân Mạ khắp các bon đã rậm rịch vào rừng hái lá cây Gràng về làm men rượu. Những lá được chọn không quá già cũng không quá non, đem phơi khô, tán nhỏ, trộn đều với bột gạo giã nhuyễn và trộn thêm bột ớt hiểm, bột riềng rừng, tỉ lệ theo thói quen mỗi nhà, sau đó vo lại thành từng viên, gác trên giàn bếp ấm chừng vài ngày là viên men phồng to, có thể ủ rượu được. Men này mang bốn vị: Đắng, chát, cay và ngọt.
Men đã sẵn, công việc kế theo là nấu cơm lúa mẹ sao cho vừa mềm vừa dẻo, rồi tải ra nong, lúc còn ấm tay thì trộn men đã tán mịn vào, với một ít vỏ trấu để tạo độ thoáng; xong, đem ủ qua đêm. Nếu thấy thơm thoảng mùi mật ong tỏa ra là dấu hiệu cơm rượu tốt. Bấy giờ mới cho vào ché. Dưới cùng là một lớp trấu mỏng, rồi một lớp cơm rượu, tiếp một lớp trấu, một lớp cơm…
Cứ thế cho đến gần đầy thì lấy lá chuối khô gài chặt. Trên cùng dùng quả bầu khô chẻ đôi úp vào miệng ché, lấy sáp ong gắn kín lại. Rồi mang ché rượu để ở nơi ấm và khô thoáng, chỉ 5-6 ngày sau là dùng được. Người Mạ không mấy khi uống ngay, mà tìm chỗ ven rừng gần bon đào hố chôn ché rượu xuống, vài tháng sau mới đào lên.
Lúc này hương vị rượu thật đậm đà, màu vàng sánh như mật ong. Kinh nghiệm nhiều đời dân bon cho hay: Ché rượu cần nhỏ, cổ ché chừng hai tay, để một con trăng; ché to ba bốn tay, để 4-5 con trăng là ngon nhất. Rượu cần ngon còn tùy thuộc vào loại ché đựng, ché càng cổ, đã qua nhiều lần sử dụng, men rượu ngấm vào xương gốm rượu càng ngon.
Việc uống rượu cần của người Mạ tùy từng mục đích. Ví như, trong lễ cúng Yàng, người Mạ chỉ dùng một cần. Sau khi khui ché rượu, cắm cần vào, chủ lễ hoặc ông cậu đọc lời khấn Yàng về chứng kiến và nhận lãnh nước rượu đầu tiên xong, đến lượt mình, nếm một hơi rượu trước, nhằm chứng tỏ trong rượu không có độc mới trao cần cho người kế tiếp; lần lượt từ già đến trẻ, từ khách đến chủ, từ nam đến nữ…
Còn trong những cuộc vui cộng đồng, tiếp khách quý hay bè bạn, người Mạ có thể dùng nhiều cần. Thoạt tiên, gia chủ khui ché rượu, đọc vài lời khấn Yàng, xin Yàng mang đến sức khỏe, niềm vui, may mắn cho khách và cho mọi người. Tiếp đó, gia chủ cắm cần, uống trước một hơi rượu rồi nâng cần trao cho khách quý...
Men đã sẵn, công việc kế theo là nấu cơm lúa mẹ sao cho vừa mềm vừa dẻo, rồi tải ra nong, lúc còn ấm tay thì trộn men đã tán mịn vào, với một ít vỏ trấu để tạo độ thoáng; xong, đem ủ qua đêm. Nếu thấy thơm thoảng mùi mật ong tỏa ra là dấu hiệu cơm rượu tốt. Bấy giờ mới cho vào ché. Dưới cùng là một lớp trấu mỏng, rồi một lớp cơm rượu, tiếp một lớp trấu, một lớp cơm…
Cứ thế cho đến gần đầy thì lấy lá chuối khô gài chặt. Trên cùng dùng quả bầu khô chẻ đôi úp vào miệng ché, lấy sáp ong gắn kín lại. Rồi mang ché rượu để ở nơi ấm và khô thoáng, chỉ 5-6 ngày sau là dùng được. Người Mạ không mấy khi uống ngay, mà tìm chỗ ven rừng gần bon đào hố chôn ché rượu xuống, vài tháng sau mới đào lên.
Lúc này hương vị rượu thật đậm đà, màu vàng sánh như mật ong. Kinh nghiệm nhiều đời dân bon cho hay: Ché rượu cần nhỏ, cổ ché chừng hai tay, để một con trăng; ché to ba bốn tay, để 4-5 con trăng là ngon nhất. Rượu cần ngon còn tùy thuộc vào loại ché đựng, ché càng cổ, đã qua nhiều lần sử dụng, men rượu ngấm vào xương gốm rượu càng ngon.
Việc uống rượu cần của người Mạ tùy từng mục đích. Ví như, trong lễ cúng Yàng, người Mạ chỉ dùng một cần. Sau khi khui ché rượu, cắm cần vào, chủ lễ hoặc ông cậu đọc lời khấn Yàng về chứng kiến và nhận lãnh nước rượu đầu tiên xong, đến lượt mình, nếm một hơi rượu trước, nhằm chứng tỏ trong rượu không có độc mới trao cần cho người kế tiếp; lần lượt từ già đến trẻ, từ khách đến chủ, từ nam đến nữ…
Còn trong những cuộc vui cộng đồng, tiếp khách quý hay bè bạn, người Mạ có thể dùng nhiều cần. Thoạt tiên, gia chủ khui ché rượu, đọc vài lời khấn Yàng, xin Yàng mang đến sức khỏe, niềm vui, may mắn cho khách và cho mọi người. Tiếp đó, gia chủ cắm cần, uống trước một hơi rượu rồi nâng cần trao cho khách quý...
Trịnh Chu (Nguồn: Dân việt)
Tin khác