Khác với tết Nguyên đán của người Kinh, theo tập tục truyền thống, tết của dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè (Lai Châu) được tổ chức vào ngày con Rồng đầu tiên của tháng 12 Dương lịch sau khi được sự bàn bạc thống nhất của hội đồng già làng, trưởng bản.
Trước kia tết diễn ra trong vòng 7 ngày 7 đêm, nhưng đến nay đã rút lại chỉ còn 3 ngày 3 đêm. Trong những ngày này, các gia đình trong bản sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà chuẩn bị cỗ, thông thường nhà nào cũng mổ lợn. Đón tết, các thành viên trong gia đình cầu mong sức khỏe, may mắn, mưa thuận gió hòa…
Dịp lễ tết, họ hàng tập trung ở nhà trai trưởng làm lễ cúng bái, nhưng không có hương khói nghi ngút. Ban thờ không thể thiếu thịt lợn, bánh cha lê (bánh trôi), ngoài ra cũng không thể thiếu rượu, gạo và lá chè tươi. Mâm cúng sáng ngày thứ nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên ngoài bát nước chè, bánh dày, bánh trôi, rượu, gừng, gói muối ớt, còn phải có thêm thịt lợn, các loại hoa quả, các sản vật trồng trong vườn nhà, mỗi thứ một ít.
Người Hà Nhì vẫn giữ được phong tục truyền thống, sáng ngày mồng một tết, con cháu nội ngoại đến chúc tết ông bà và cúi lạy bàn thờ tổ tiên. Sau khi cúng xong thì cả gia đình cùng ăn bữa cỗ mừng năm mới. Cháu nội, cháu ngoại cũng được ông bà chia lộc và cầu phúc cho lớn nhanh, mau chóng trở thành trụ cột trong gia đình. Con dâu mới trong nhà được mẹ chồng cho lộc cúng bàn thờ và cầu mong cho khoẻ mạnh, gia đình thuận hoà, êm ấm.
Ngày mồng một, người Hà Nhì rất thích các em bé từ 12 tuổi trở xuống, không kể trai gái đến xông nhà, đó là điều may mắn của gia đình. Sau bữa cơm tụ họp gia đình, mọi người lựa chọn bộ trang phục truyền thống dân tộc đẹp nhất để đi hát, đi chúc tết từ bản nọ sang bản kia. Thanh niên thường tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: đánh cầu lông gà, hát giao duyên, đánh cù... Có lẽ sôi động nhất là khu vực hát múa cộng đồng, bởi ở đó đông vui, rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống.
Vào ngày thứ 3, kết thúc tết Hồ Sự Chà, tức là ngày con dê (Zo-no), các gia đình làm một mâm lễ cúng trời đất để cảm tạ đã ban sức khoẻ, che chở và cầu mong năm mới mùa màng sẽ bội thu, súc vật đầy đàn, mọi người trong nhà được bình an...
Người dân tộc Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương, đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà.
Trong thời hiện đại, bản sắc văn hoá truyền thống trong tết người Hà Nhì vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng phát huy giá trị của nó trong đời sống cộng đồng dân tộc.
Trước kia tết diễn ra trong vòng 7 ngày 7 đêm, nhưng đến nay đã rút lại chỉ còn 3 ngày 3 đêm. Trong những ngày này, các gia đình trong bản sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà chuẩn bị cỗ, thông thường nhà nào cũng mổ lợn. Đón tết, các thành viên trong gia đình cầu mong sức khỏe, may mắn, mưa thuận gió hòa…
Dịp lễ tết, họ hàng tập trung ở nhà trai trưởng làm lễ cúng bái, nhưng không có hương khói nghi ngút. Ban thờ không thể thiếu thịt lợn, bánh cha lê (bánh trôi), ngoài ra cũng không thể thiếu rượu, gạo và lá chè tươi. Mâm cúng sáng ngày thứ nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên ngoài bát nước chè, bánh dày, bánh trôi, rượu, gừng, gói muối ớt, còn phải có thêm thịt lợn, các loại hoa quả, các sản vật trồng trong vườn nhà, mỗi thứ một ít.
Người Hà Nhì vẫn giữ được phong tục truyền thống, sáng ngày mồng một tết, con cháu nội ngoại đến chúc tết ông bà và cúi lạy bàn thờ tổ tiên. Sau khi cúng xong thì cả gia đình cùng ăn bữa cỗ mừng năm mới. Cháu nội, cháu ngoại cũng được ông bà chia lộc và cầu phúc cho lớn nhanh, mau chóng trở thành trụ cột trong gia đình. Con dâu mới trong nhà được mẹ chồng cho lộc cúng bàn thờ và cầu mong cho khoẻ mạnh, gia đình thuận hoà, êm ấm.
Ngày mồng một, người Hà Nhì rất thích các em bé từ 12 tuổi trở xuống, không kể trai gái đến xông nhà, đó là điều may mắn của gia đình. Sau bữa cơm tụ họp gia đình, mọi người lựa chọn bộ trang phục truyền thống dân tộc đẹp nhất để đi hát, đi chúc tết từ bản nọ sang bản kia. Thanh niên thường tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: đánh cầu lông gà, hát giao duyên, đánh cù... Có lẽ sôi động nhất là khu vực hát múa cộng đồng, bởi ở đó đông vui, rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống.
Vào ngày thứ 3, kết thúc tết Hồ Sự Chà, tức là ngày con dê (Zo-no), các gia đình làm một mâm lễ cúng trời đất để cảm tạ đã ban sức khoẻ, che chở và cầu mong năm mới mùa màng sẽ bội thu, súc vật đầy đàn, mọi người trong nhà được bình an...
Người dân tộc Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương, đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà.
Trong thời hiện đại, bản sắc văn hoá truyền thống trong tết người Hà Nhì vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng phát huy giá trị của nó trong đời sống cộng đồng dân tộc.
Theo Thanh Hoa VTV
Tin khác