Đây là một tục hay. Ngoài ý nghĩa cuộc sống vật chất và tinh thần của con người còn thể hiện tâm hồn, cốt cách ứng xử khi giao tiếp, ăn uống, vui chơi trong những ngày đầu năm nơi cộng đồng, đặc biệt tại gia đình.
Qua “chín bậc tình yêu”, khách bước lên sàn nhà. Gia chủ ra tận cầu thang đón rước và đưa vào gian chính giữa. Trên những chiếc chiếu hoa mới trải rộng, khách và chủ đưa ra lời chúc năm mới, cùng nhâm nhi chén trà ngon để cảm nhận hương vị của núi rừng. Lúc này, dãy lan can quanh nhà bắt đầu diễn ra cảnh gõ sạp mừng khách tới chơi, chúc tết.
Tùng... cắc... cắc... rồi đảo lại cắc... cắc... tùng... Ít thì 5, 6, nhiều thì 9, 10 người, phần lớn là nam thanh nữ tú (con cháu trong nhà) giỏi văn nghệ tham gia gõ. Trong số này, một điều khiển trống dập, số còn lại mỗi người cầm một ống tre hoặc nứa ngộ đã cắt bỏ mấu, đứng thành hàng gõ phối hợp. Mỗi lần trống dập thì những người cầm ống đồng loạt trổ ống xuống sàn, rồi đập 2 ống vào nhau, xen kẽ với âm thanh của trống.
Giữa trống và ống phối hợp sao cho liên hoàn đều, đúng nhịp. Sự chuyển động của âm thanh tạo nên không khí trong nhà vừa sôi động vừa gây hưng phấn cho những người có mặt. Cuộc vui từ màn gõ sạp độc đáo này kéo dài tới 15 phút. Khi người nhà bưng cỗ ra, khách đã đông đủ quanh mâm, tiếng gõ sạp mới dừng lại.
Ăn uống đã tàn, với người Thái sau đó sẽ là màn xòe. Các cô gái tươi tắn, khăn piêu rực rỡ hoa văn, thắt lưng xanh đỏ, áo cỏm cúc bạc, họ chia nhau tản ra mời khách cùng xòe. Vui tết, không ai từ chối. Kết thúc, khách xuống thang, nam thanh nữ tú lại một lần nữa thay nhau cầm những chai rượu, tiếp tục đứng ở lan can rót mời chia tay.
Riêng với bà con người Tày, trước khi ra về phải là một cuộc hát then, hát nôm giữa khách và chủ. Cuộc hát có đàn tính hoặc pí thiu phụ họa. Nội dung thường là bày tỏ niềm vui tết đến xuân về, sự mãn nguyện về cuộc gặp đầu năm cùng những cầu mong tốt lành đến với mọi người.
Qua “chín bậc tình yêu”, khách bước lên sàn nhà. Gia chủ ra tận cầu thang đón rước và đưa vào gian chính giữa. Trên những chiếc chiếu hoa mới trải rộng, khách và chủ đưa ra lời chúc năm mới, cùng nhâm nhi chén trà ngon để cảm nhận hương vị của núi rừng. Lúc này, dãy lan can quanh nhà bắt đầu diễn ra cảnh gõ sạp mừng khách tới chơi, chúc tết.
Tùng... cắc... cắc... rồi đảo lại cắc... cắc... tùng... Ít thì 5, 6, nhiều thì 9, 10 người, phần lớn là nam thanh nữ tú (con cháu trong nhà) giỏi văn nghệ tham gia gõ. Trong số này, một điều khiển trống dập, số còn lại mỗi người cầm một ống tre hoặc nứa ngộ đã cắt bỏ mấu, đứng thành hàng gõ phối hợp. Mỗi lần trống dập thì những người cầm ống đồng loạt trổ ống xuống sàn, rồi đập 2 ống vào nhau, xen kẽ với âm thanh của trống.
Giữa trống và ống phối hợp sao cho liên hoàn đều, đúng nhịp. Sự chuyển động của âm thanh tạo nên không khí trong nhà vừa sôi động vừa gây hưng phấn cho những người có mặt. Cuộc vui từ màn gõ sạp độc đáo này kéo dài tới 15 phút. Khi người nhà bưng cỗ ra, khách đã đông đủ quanh mâm, tiếng gõ sạp mới dừng lại.
Ăn uống đã tàn, với người Thái sau đó sẽ là màn xòe. Các cô gái tươi tắn, khăn piêu rực rỡ hoa văn, thắt lưng xanh đỏ, áo cỏm cúc bạc, họ chia nhau tản ra mời khách cùng xòe. Vui tết, không ai từ chối. Kết thúc, khách xuống thang, nam thanh nữ tú lại một lần nữa thay nhau cầm những chai rượu, tiếp tục đứng ở lan can rót mời chia tay.
Riêng với bà con người Tày, trước khi ra về phải là một cuộc hát then, hát nôm giữa khách và chủ. Cuộc hát có đàn tính hoặc pí thiu phụ họa. Nội dung thường là bày tỏ niềm vui tết đến xuân về, sự mãn nguyện về cuộc gặp đầu năm cùng những cầu mong tốt lành đến với mọi người.
Bùi Huy Mai (Theo: Báo Yên Bái)
Tin khác