Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số
11:52 AM 03/12/2013 | Lượt xem: 4973 In bài viết |Thời gian qua chúng ta bàn nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, nơi khai thác khoáng sản, khu công nghiệp… mà chưa chú trọng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là các vùng nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS. Thực tế hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn miền núi đang ở mức báo động, nguyên nhân chủ yếu do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu của chính người dân gây nên.
*Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi hiện nay
Trên địa bàn các khu vực nông thôn miền núi, người dân vẫn còn duy trì nếp sống theo thói quen, tập tục như chăn nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước; nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn làm ô nhiễm môi trường sống của các thành viên trong gia đình; nhà vệ sinh tạm bợ làm gần nhà hoặc đi đại tiện tự do trên đồi rừng, khi gặp mưa bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Một thói quen chung mà các vùng nông thôn thường gặp là người dân sử dụng không đám bảo an toàn các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại...). Một điều dễ nhận thấy là sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc thừa bừa bãi; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại vứt bỏ quanh nhà, quanh mương, máng hoặc trên nương rẫy... làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hằng ngày và tạo mầm mống phát sinh các loại bệnh tật gây ra từ chính môi trường sống xung quanh mình.
Người dân vùng nông thôn miền núi cũng chưa có ý thức thu gom và vứt rác vào đúng nơi quy định. Rác thải như túi ni nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình… vứt vừa bãi cùng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho môi trường sống ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngoài trồng trọt, người dân phải chăn nuôi để tăng thu nhập và lấy phân bón, phải tiếp xúc trực tiếp với phân gia súc, gia cầm, vì thế, nếu không có biện pháp nuôi nhốt, thu gom và xử lý các nguồn phân gia súc hợp lý và khoa học thì vấn đề ô nhiễm môi tường ở các vùng nông thôn miền núi hiện nay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
*Giải pháp nâng cao ý thức của người dân miền núi về môi trường sống
Phong tục, tập quán và thói quen lạc hậu của người dân đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, đó cũng là nguyên nhân trực tiếp phát sinh và làm gia tăng bệnh tật tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa như các bệnh về đường ruột, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp...
Trong khi nền kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết ngay vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi bằng các biện pháp mới trong thu gom và xử lý rác thải, thì nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường sống đối với người dân miền núi bằng các giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân nêu cao ý thức vệ sinh môi trường, giúp chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà và không được thả rông gia súc.. Tại các khu vực dân sinh, những cá nhân và gia đình tái vi phạm nhiều lần gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường nông thôn (như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường...) phải áp dụng biện pháp mạnh như phạt tiền, phạt lao động công ích.
Từ công tác quản lý chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương cùng với nhận thức, ý thức của mỗi người dân sẽ góp phần từng bước cải thiện môi trường sống, giảm thiểu bệnh tật cho cộng đồng dân cư tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn miền núi trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Trên địa bàn các khu vực nông thôn miền núi, người dân vẫn còn duy trì nếp sống theo thói quen, tập tục như chăn nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước; nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn làm ô nhiễm môi trường sống của các thành viên trong gia đình; nhà vệ sinh tạm bợ làm gần nhà hoặc đi đại tiện tự do trên đồi rừng, khi gặp mưa bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Một thói quen chung mà các vùng nông thôn thường gặp là người dân sử dụng không đám bảo an toàn các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại...). Một điều dễ nhận thấy là sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc thừa bừa bãi; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại vứt bỏ quanh nhà, quanh mương, máng hoặc trên nương rẫy... làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hằng ngày và tạo mầm mống phát sinh các loại bệnh tật gây ra từ chính môi trường sống xung quanh mình.
Người dân vùng nông thôn miền núi cũng chưa có ý thức thu gom và vứt rác vào đúng nơi quy định. Rác thải như túi ni nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình… vứt vừa bãi cùng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho môi trường sống ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngoài trồng trọt, người dân phải chăn nuôi để tăng thu nhập và lấy phân bón, phải tiếp xúc trực tiếp với phân gia súc, gia cầm, vì thế, nếu không có biện pháp nuôi nhốt, thu gom và xử lý các nguồn phân gia súc hợp lý và khoa học thì vấn đề ô nhiễm môi tường ở các vùng nông thôn miền núi hiện nay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
*Giải pháp nâng cao ý thức của người dân miền núi về môi trường sống
Phong tục, tập quán và thói quen lạc hậu của người dân đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, đó cũng là nguyên nhân trực tiếp phát sinh và làm gia tăng bệnh tật tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa như các bệnh về đường ruột, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp...
Trong khi nền kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết ngay vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi bằng các biện pháp mới trong thu gom và xử lý rác thải, thì nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường sống đối với người dân miền núi bằng các giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân nêu cao ý thức vệ sinh môi trường, giúp chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà và không được thả rông gia súc.. Tại các khu vực dân sinh, những cá nhân và gia đình tái vi phạm nhiều lần gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường nông thôn (như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường...) phải áp dụng biện pháp mạnh như phạt tiền, phạt lao động công ích.
Từ công tác quản lý chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương cùng với nhận thức, ý thức của mỗi người dân sẽ góp phần từng bước cải thiện môi trường sống, giảm thiểu bệnh tật cho cộng đồng dân cư tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn miền núi trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Phạm Văn Phú
Tin khác