Trong đó, Ủy ban dân tộc quản lý
9 chính sách và các bộ, ngành quản lý 121 chính sách. Ngoài ra, các địa phương
đã chủ động thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước bằng việc ban hành chính
sách riêng phù hợp với địa bàn.
Chính sách dân tộc hiện nay là khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ
kín các địa bàn dân tộc và miền núi. Cơ chế, chính sách đã từng bước thay đổi về
quan điểm, tư duy, phân cấp cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch trong
công tác xây dựng và lập kế hoạch, từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ
trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay.
Bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi được thay đổi rõ nét, nhất là hạ tầng
kinh tế-xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện; tỷ lệ
hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi giảm nhanh 3-4%/năm; lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hóa có bước phát triển tích cực; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường…
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như
nhiều chính sách được ban hành còn chồng chéo; nhiều chính sách ban hành thiếu
tính khả thi; cơ chế phối hợp chưa tốt; bố trí nguồn lực chưa tương xứng, sử
dụng nguồn lực chưa hiệu quả... Những hạn chế này đã làm cho vùng dân tộc và
miền núi vẫn còn nhiều khó khăn như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa bền
vững; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân
tộc và miền núi thấp...
Để bộ mặt vùng dân tộc và miền núi thay đổi toàn diện, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
đã yêu cầu Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên
quan thực hiện việc rà soát các chính sách giảm nghèo nói riêng, chính sách dân
tộc nói chung một cách toàn diện, cụ thể, chi tiết; chú trọng rà soát sự trùng
lặp của các chính sách. Trên cơ sở đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng
chính sách mới.
Theo: C.Đ (Nguồn: baotintuc.vn)