Kết quả tìm kiếm theo từ khóa
03:24 13/10/2010
Sáng qua 7-10-2010, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh An Giang và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ đến thăm và tặng quà một số chùa Khmer tiêu biểu ở các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn nhân dịp lễ cổ truyền Dolta thường niên.
03:24 13/10/2010
Nhân lễ Đônta, ngày 7/10 Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đã đến thăm, chúc mừng các vị sư sãi, à chà ở hai chùa Mỹ Á, huyện Tịnh Biên và Soài So, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
03:24 13/10/2010
Một tuần 4 buổi tối, ngày nắng cũng như ngày mưa, tại Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro (xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đều sáng đèn. Tại đây, 3 năm qua, lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức. Cùng với sự tận tụy của "cô giáo", là những "học trò" chăm chỉ, chịu khó...
03:10 13/10/2010
Thông điệp trên đã được đưa ra tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Lương thực thế giới (16-10) do Bộ NN&PTNT phối hợp với Văn phòng Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức tại Phú Thọ ngày 11-10.
02:25 13/10/2010
Đã từ lâu, xuống chơi chợ là nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Mù Cang Chải. Ở huyện vùng cao này có 3 chợ chính là chợ ngã ba Kim, chợ huyện Mù Cang Chải và chợ Khao Mang. Mỗi chợ cách nhau khoảng 20 km bám theo quốc lộ 32. Ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi giao lưu văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
02:14 13/10/2010
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác, dân tộc Phù Lá có rất nhiều ngày lễ tết: trong năm như tết Nguyên đán, tết tháng năm, tháng bảy, cơm mới. Ngoài tết cổ truyền Nguyên Đán, thì tết tháng Bảy “sì dì sừ sử”, hay người Phù Lá còn gọi là “lý tháng bảy” có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của các gia đình. Đây là ngày con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có người thờ cúng được gia đình gọi về ăn tết và cầu mong các cụ tổ tiên phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia đình có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
04:10 12/10/2010
“Văn hóa cồng chiêng của người Cơ Tu vốn nổi tiếng khắp vùng A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Nhưng cùng với sự thay đổi của xã hội và con người, tiếng cồng chiêng đang dần vắng bóng bởi những người chơi được loại nhạc cụ thiêng liêng này hầu hết đã về với Yàng”, già làng Quỳnh Khết, người có nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã tâm sự với chúng tôi như vậy
04:10 12/10/2010
Từ Tây Nguyên về nhận nhà mới trong “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em – Làng VHDL các dân tộc VN, đồng bào Tây Nguyên đã tổ chức Lễ cúng Bến nước tại ngôi làng mới của họ ngay giữa tại Thủ đô nghìn năm tuổi…
03:50 12/10/2010
Dự thảo "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2010)" và Dự thảo "Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng" được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã làm cho không khí thi đua lao động, sản xuất của cả nước trở nên hết sức sôi động và cùng nhau hướng về đại hội.
03:49 12/10/2010
Thăng Long-Hà Nội, ngàn năm yêu dấu đang tưng bừng các hoạt động chào mừng Đại lễ. Dòng người đổ về thủ đô ngày một nhiều hơn, trong số đó chúng tôi thấy không ít đồng bào dân tộc thiểu số cũng đến Hà Nội để hoà chung niềm hân hoan và chờ đợi giây phút Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Chúng tôi gặp một nhóm phụ nữ từ Lào Cai xuống vui Đại lễ ở khu vực Hồ Gươm. Chị Lò Thị Hoa nói: - Chúng mình là người dân tộc Nùng, Sapa (Lào Cai). Mọi người bảo, giờ ở Hà Nội vui lắm, nên xuống chơi". - Sao các chị biết giờ Hà Nội đang vui? Chị Lương Thị Nguyệt (một chị khác trong nhóm) tiếp lời: Trên ti vi, báo, đài nói lâu rồi, Hà Nội có Đại lễ mừng 1000 năm tuổi nên mới rủ nhau đi chơi. - Các đã đi được đâu chơi rồi? - Chị Giàng Thị Hoa nói: Mới chỉ đi chơi Hồ Gươm thôi. - Các chị thấy Hà Nội thế nào?