Ðến bản Phòng, chúng tôi mới cảm nhận được nét đẹp và cuộc sống nhiều đổi thay
của đồng bào nơi đây. Ban ngày bà con miệt mài trên nương rẫy, vườn rau, nhưng
khi màn đêm buông xuống, điện sáng đại ngàn là lúc cả bản quây quần bên nhau
uyển chuyển, thướt tha trong điệu múa, tiếng cồng, chiêng rộn rã cùng tiếng khèn,
tiếng pí với những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng da diết mà ấm tình người.
Bản Phòng là một trong những bản được công nhận là đơn vị văn hóa sớm nhất của huyện miền núi rẻo cao Tương Dương, từ tháng 12-1998. Bản Phòng hiện có 174 hộ với 655 nhân khẩu, trong đó có 90% số dân là đồng bào dân tộc Thái. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, cũng như nhiều vùng bản khác, bản Phòng được đầu tư hỗ trợ xây dựng hạ tầng, điện, đường, trường, trạm... và hỗ trợ vốn đầu tư phát triển kinh tế. Ðến nay, bản Phòng không còn nhà tranh tre tạm bợ, thay vào đó là những ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, đường trong bản đã được bê-tông hóa không còn cảnh lầy lội như trước. Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao luôn được giữ vững, qua đó đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Thái.
Ông Mạc Xuân Núi, phó trưởng bản cho biết: "Trước đây, bản Phòng khó khăn và nghèo đói lắm. Vùng đất cằn cỗi, dân bản khai hoang trồng lúa nhưng quanh năm thiếu nước, cho nên hầu hết bị bỏ hoang. Từ khi được Nhà nước quan tâm cho đi tập huấn thực hiện đề án rau sạch, vùng đất này đã trở thành vùng chuyên canh rau sạch cho thu nhập cao". Dự án thu hút 35 trong số 174 hộ ở bản Phòng tham gia. Nhờ làm rau sạch, các gia đình ở bản Phòng có thêm nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định, góp phần cải thiện đời sống hằng ngày.
Ông Vang Văn Phùng, Ðội văn nghệ bản Phòng, phụ trách dàn dựng chia sẻ: Từ khi câu lạc bộ dân ca dân vũ thành lập, các hội viên tham gia nhiệt tình, mọi kinh phí hoạt động đều do hội viên tự nguyện đóng góp.
CỨ mỗi tối thứ sáu và thứ bảy hằng tuần, các thành viên trong câu lạc bộ đều đặn ra nhà văn hóa bản tập luyện những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Sau một thời gian được các nghệ nhân truyền dạy, các hội viên trong câu lạc bộ đều biết đánh và cảm nhận cái hay, cái đẹp của tiếng cồng, tiếng chiêng trong từng làn điệu. Các làn điệu nhuôn, xuối, lăm, khắp cũng được các nghệ nhân truyền lại những bài cổ và phát triển thêm lời mới. Thời gian qua, câu lạc bộ được tổ chức sinh hoạt nền nếp như một đội nghệ thuật chuyên nghiệp.
Bản Phòng là một trong những bản được công nhận là đơn vị văn hóa sớm nhất của huyện miền núi rẻo cao Tương Dương, từ tháng 12-1998. Bản Phòng hiện có 174 hộ với 655 nhân khẩu, trong đó có 90% số dân là đồng bào dân tộc Thái. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, cũng như nhiều vùng bản khác, bản Phòng được đầu tư hỗ trợ xây dựng hạ tầng, điện, đường, trường, trạm... và hỗ trợ vốn đầu tư phát triển kinh tế. Ðến nay, bản Phòng không còn nhà tranh tre tạm bợ, thay vào đó là những ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, đường trong bản đã được bê-tông hóa không còn cảnh lầy lội như trước. Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao luôn được giữ vững, qua đó đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Thái.
Ông Mạc Xuân Núi, phó trưởng bản cho biết: "Trước đây, bản Phòng khó khăn và nghèo đói lắm. Vùng đất cằn cỗi, dân bản khai hoang trồng lúa nhưng quanh năm thiếu nước, cho nên hầu hết bị bỏ hoang. Từ khi được Nhà nước quan tâm cho đi tập huấn thực hiện đề án rau sạch, vùng đất này đã trở thành vùng chuyên canh rau sạch cho thu nhập cao". Dự án thu hút 35 trong số 174 hộ ở bản Phòng tham gia. Nhờ làm rau sạch, các gia đình ở bản Phòng có thêm nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định, góp phần cải thiện đời sống hằng ngày.
Ông Vang Văn Phùng, Ðội văn nghệ bản Phòng, phụ trách dàn dựng chia sẻ: Từ khi câu lạc bộ dân ca dân vũ thành lập, các hội viên tham gia nhiệt tình, mọi kinh phí hoạt động đều do hội viên tự nguyện đóng góp.
CỨ mỗi tối thứ sáu và thứ bảy hằng tuần, các thành viên trong câu lạc bộ đều đặn ra nhà văn hóa bản tập luyện những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Sau một thời gian được các nghệ nhân truyền dạy, các hội viên trong câu lạc bộ đều biết đánh và cảm nhận cái hay, cái đẹp của tiếng cồng, tiếng chiêng trong từng làn điệu. Các làn điệu nhuôn, xuối, lăm, khắp cũng được các nghệ nhân truyền lại những bài cổ và phát triển thêm lời mới. Thời gian qua, câu lạc bộ được tổ chức sinh hoạt nền nếp như một đội nghệ thuật chuyên nghiệp.
BÀI VÀ ẢNH: MINH THƯ (Nguồn: nhandan.com.vn)
Tin khác