03:18 AM 08/11/2010  Lượt xem: 2911
Huyện Văn Chấn đã có bản định cư của ngườiMông ở thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh và nay là bản Bu Cao, xã Suối Bu.Các bản định cư đều có chất lượng cuộc sống đi lên nhờ sự đầu tư củaNhà nước và sự nỗ lực của mỗi người dân. Thiết nghĩ, mô hình này cầnđược nhân rộng trong vùng đồng bào Mông không chỉ riêng ở Văn Chấn,nhất là những nơi đồng bào còn ở phân tán trên núi cao.
 10:07 AM 04/11/2010  Lượt xem: 3073
Hình thành từ năm 2002, cơ sở Thổ cẩm K’Long (thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là nơi đào tạo và duy trì nghề dệt truyền thống của bà con dân tộc Cơ-ho ở địa phương. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm thổ cẩm cho bà con DTTS cũng như học sinh các trường dân tộc nội trú. Năm 2007, cơ sở đã phát triển lên thành Công ty TNHH Dệt may thổ cẩm K’Long.
 10:52 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2494
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Đức Cơ, Gia Lai đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005-2010). Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng huyện thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh vào năm 2015 và đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia.
 10:50 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3044
Từ thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) vượt đoạn đường dài 30 km chúng tôi đến bản Rào Tre (xã Hương Liên) nơi sinh sống của đồng bào Mã Liềng thuộc nhóm dân tộc Chứt. Đường vào bản không còn chia cắt bởi sông Ngàn Sâu cuồn cuộn chảy mà thay vào đó là cầu bê tông, đường nhựa. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi thấy các ngôi nhà đều được lợp mái ngói đỏ tươi, nhà nào cũng chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà có điện thắp sáng, thỉnh thoảng còn nghe cả tiếng ti vi, tiếng đài vang lên. Cuộc sống của người Mã Liềng đã hoàn toàn thay đổi. Cái đói, cái nghèo không còn đeo bám nữa. Người Mã Liềng có được cuộc sống như ngày hôm nay là do những nỗ lực cố gắng của bà con và công lao của các chiến sĩ bộ đội Đồn Biên phòng 575 Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã đưa cuộc sống của bà con nơi đây hòa nhập với cộng đồng.
 10:48 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3627
Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai có 17 dân tộc thiểu số sinh sống với 12.342 nhân khẩu, chiếm 7,2% dân số toàn huyện, trong đó số hộ nghèo chiếm 43%. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, đập thủy lợi, đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến cư để tạo điều kiện cho đồng bào ổn định và nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần.
 10:13 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2904
“Từ khi đường Khe Măng được mở rộng, đời sống của 34 hộ dân trên con đường này đã bớt nghèo, bớt khổ, việc giao lưu buôn bán cũng thuận tiện hơn nhiều, không còn cảnh cây ngô, củ sắn trồng ra không ai mua nữa”- lão nông Đặng Văn Phú, thôn Khe Trung, xã An Bình (Văn Yên-Yên Bái) vui mừng nói.
 10:12 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2968
Hiện nay, những thôn có số trường hợp sinh con thứ 3 nhiều là thôn Bản Công 10 trường hợp, thôn Tà Xùa 11 trường hợp và một trường hợp là đảng viên ở thôn Sán Trá nhưng mới chỉ bị khiển trách và cũng chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý.
 08:16 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2698
Tình trạng nghiện hút ma túy và các tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy ở huyện vùng cao Phú Lương (Thái Nguyên) trong thời gian qua đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Phú Lương đã phát hiện 34 người nghiện. Điều đáng nói là, phần lớn số người nghiện chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động từ 30-40.
 10:28 AM 02/11/2010  Lượt xem: 2428
Mùa này vùng Bảy Núi mưa nhiều, đồi núi TịnhBiên (An Giang) như được khoác lên mình màu xanh tươi mới của cây trái,rau củ. Bà con Khmer nơi đây đang tranh thủ thu hoạch hoa màu, rồi kĩukịt đưa xuống núi cân cho thương lái.