Kết quả tìm kiếm theo từ khóa
08:06 03/11/2010
Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh-loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng... cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng... theo một hệ thống nhất quán. Tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.
08:06 03/11/2010
Lễ hội mừng lúa mới của bà con Xê Đăng vừa diễn ra tại làng Kon Đao Zốp, xã Đăk H’Ring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong hai ngày 25 và 26/10.
04:25 03/11/2010
Công Trừng là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện gần 30 km về phía Tây. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 16,9 km2, chia thành 5 xóm hành chính, gần 200 hộ, dân số trên 1.000 người gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống với nhau, gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh, trong đó dân tộc Dao chiếm phần đa. Đời sống và sản xuất của người dân là trồng lúa, ngô và một số cây hoa màu khác, trình độ dân trí thấp, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, tỷ lệ hộ nghèo cao (71,9% năm 2006), cơ sở hạ tầng còn quá yếu.
04:22 03/11/2010
Dòng họ Nguyễn ở thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có 62 hộ, với 300 nhân khẩu, là một dòng họ lớn của thị trấn. Những năm gần đây, công tác khuyến học – khuyến tài được các gia đình trong họ quan tâm đúng mức, có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập sôi nổi trong dòng họ, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của thị trấn ngày càng phát triển.
04:05 03/11/2010
Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể, tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp bảo tồn, khuyến khích các hoạt động sưu tầm và phổ biến rộng rãi trong đời sống tinh thần của nhân dân.
04:04 03/11/2010
Sene dolta có nghĩa là cúng ông bà. Đây là lễ cổ truyền lớn thứ hai sau Tết Chol Chnăm Thmây của dân tộc Khmer Nam bộ. Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene Dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “Chà Đôl” và ơn ông “Chà Ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành. Lễ nghi này mang đậm nét văn hóa phi vật thể, ảnh hưởng tín ngưỡng triết lý Phật giáo của các dân tộc thuộc hệ văn minh lúa nước vùng Đông Nam Á.
04:00 03/11/2010
Tôi nhớ da diết hơi ấm của bếp lửa nhà sàn. Hơi ấm ấy giống như hơi ấm của tuổi thơ trong vòng tay mẹ; hơi ấm của bắp ngô, củ khoai nướng bữa chiều đông; hơi ấm của hơi thở, của sức sống cộng đồng…
10:30 02/11/2010
Thực hiện Kế hoạch số 06/KHKT-UBQG, ngày 11/2/2010 của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam về công tác kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010, chiều ngày 27/10/2010, Đoàn kiểm tra do đồng chí Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế, thành viên Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cơ quan Ủy ban Dân tộc về công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
10:28 02/11/2010
Mùa này vùng Bảy Núi mưa nhiều, đồi núi TịnhBiên (An Giang) như được khoác lên mình màu xanh tươi mới của cây trái,rau củ. Bà con Khmer nơi đây đang tranh thủ thu hoạch hoa màu, rồi kĩukịt đưa xuống núi cân cho thương lái.
10:28 02/11/2010
Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) cho biết đã triển khai xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị tối thiểu; bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào phát triển giáo dục cho hơn 5,15 nghìn trường tiểu học với hơn 2,2 triệu học sinh và hơn 111,67 nghìn giáo viên vùng khó khăn ở 40 tỉnh trong cả nước