10:29 AM 05/06/2014  Lượt xem: 2007
Hằng năm, người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức rất nhiều lễ hội, mỗi lễ hội có sắc thái và ý nghĩa khác nhau, trong đó lễ hội Rija Nagar mang ý nghĩa đón chào năm mới, cầu phúc mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe dồi dào. Đồng thời, người ta làm lễ hội để thánh tẩy, xua tan đi bao buồn phiền âu lo, đen đủi, xấu xa của năm cũ để đón chào năm mới an lành.
 05:23 AM 18/04/2014  Lượt xem: 1604
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các sự kiện chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) với chủ đề "Bản sắc văn hóa Việt Nam," do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
 05:16 AM 18/04/2014  Lượt xem: 1578
Sáng 4/4 tại TP. Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức cuộc gặp mặt mừng Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer.
 05:14 AM 18/04/2014  Lượt xem: 1881
Trong quan niệm ngàn đời của người Jrai ở huyện Krông Pa, khi con người sinh ra, thì vạn vật cũng được xuất hiện trên thế gian này. Và có một vị thần cho những hạt nước để mang lại sự sống cho vạn vật là “thần mưa”, vị thần mang lại nhiều may mắn và hành phúc cho người dân nơi đây.
 10:56 AM 01/04/2014  Lượt xem: 2135
Năm nào cũng vậy, đến thời điểm giữa tháng Chạp khi tiết xuân se lạnh làm bật tung những chùm nụ mơn mởn chúm chím trên cành mai, cành đào khẳng khiu, chính là lúc mùa hái lá dong Tết tại các huyện vùng sâu của tỉnh Lào Cai thực sự bắt đầu. Dù chỉ tập trung thu hoạch trong vòng nửa tháng, nhưng không thể phủ nhận nhiều hộ dân ở đây có thêm cái tết đủ đầy nhờ nguồn thu từ lộc rừng - lá dong.
 10:48 AM 01/04/2014  Lượt xem: 1738
Một ngày đầu Xuân Giáp Ngọ, trong ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Ê Đê ở buôn Tul A, xã Ea We, huyện Buôn Đôn (Đắc Lắc), một lần nữa, tôi được trò chuyện và nghe nghệ nhân Điểu Klung hát kể sử thi M’nông (Ót N’rông). Nghệ nhân Điểu Klung, sinh ngày 15-1-1941, tại buôn Pu Prâng, xã Quảng Trực, huyện Đắc R’lấp, tỉnh Đắc Lắc (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông). Ông là con út trong gia đình có truyền thống văn hóa và hiếu học nhất vùng Quảng Trực. Bố đẻ của ông là Điểu Tông, thuộc và diễn xướng được 6 sử thi. Nhờ vậy sau này, anh cả Điểu Knứt, anh thứ Điểu Kâu, chị kế Thị Doanh và Điểu Klung đều trở thành những người có uy tín, những nghệ nhân tiêu biểu của đồng bào dân tộc M’nông. Đặc biệt, cố nghệ nhân Điểu Kâu (mất ngày 28-8-2008), nghệ nhân Thị Doanh và nghệ nhân Điểu Klung là những người có đóng góp xuất sắc vào sự thành công của Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây Nguyên”. Trong đó, Điểu Klung là người thuộc nhiều sử thi nhất Tây Nguyên. Năm 2014 này, đã ở vào tuổi 73, nghệ nhân vẫn nhớ và có thể hát kể được 120 sử thi M’nông.
 08:40 AM 31/03/2014  Lượt xem: 2698
Là một trong những tập tục kỳ lạ nhất ở Việt Nam bởi nơi đây, tất thảy đàn ông, từ già đến trẻ đều thường xuyên mặc váy trong các hoạt động sinh hoạt cũng như lao động của mình. Đó chính là những người đàn ông Chăm ở vùng biên giới An Giang.
 08:34 AM 31/03/2014  Lượt xem: 1495
Dù đôi tay đã phong trần qua hơn 70 mùa rẫy, nhưng chỉ với cây ching kok làm từ 3-5 ống tre, Ama Kim (tên thật là Y Mip Ayun - sống tại buôn Ko Sier, phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) vẫn khiến khúc nhạc “Đuổi chim ăn lúa” trở nên rộn rã…
 08:28 AM 31/03/2014  Lượt xem: 4464
Bao năm nay, người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa lúa với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội trọng đại trong năm, để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng.